10 Điều cần biết về nghề Nghề tâm lý học – Khó mà dễ,

Là người trợ giúp cá nhân khác khi họ gặp khó khăn tâm lí bằng cách khơi gợi những tiềm năng trong họ, để chính họ giải quyết vấn đề của mình. Hiên nay nghề này không còn xa lạ với xã hội. Mỗi lúc gặp chuyện không vui, có những thắc mắc không thể giải đáp, người ta nghĩ đến chuyên gia tư vấn.

Cơ hội nghề nghiệp của tâm lý học

Cuộc sống càng năng động, phát triển khiến con người càng gặp nhiều căng thẳng khó khăn tâm lí. Đây chính là cơ hội để Nhà trị liệu tâm lí thể hiện khả năng nghề nghiệp của mình để giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn để có một chất lượng cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Nếu thực sự đam mê và có mong muốn làm việc trong môi trường giao tiếp giữa người với người, ngành tâm lý học là cơ hội tuyệt vời có thể đưa bạn đi đến tất cả mọi nơi, tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống để có thể trải nghiệm, tự khẳng định mình, lắng nghe và chia sẻ, nhận được sự chú ý và chào đón của nhiều người, mang đến cho cuộc sống nhiều điều tốt đẹp

Làm việc trong ngành này đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với mọi người, mọi đối tượng xã hội. Người làm nghề tâm lý phải có kiến thức vững vàng về tâm lý học, có kỹ năng trong nghiên cứu, vận dụng các kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi, có thái độ thận trọng, tận tâm, công bằng trong công việc. Những người được đào tạo cơ bản về tâm lý học có thể làm việc ở những vị trí như sau:

  • Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các Viện, các Trung tâm Khoa học, các sở ban ngành, các Cơ quan Hoạch định Chính sách – Chiến lược, Cơ quan điều tra tâm lý tội phạm và bộ phận nghiên cứu tâm lý khách cho các Công ty.
  • Ứng dụng thực hành tâm lý
  • Tư vấn Tâm lý tại các cơ quan: Phát thanh, Truyền hình, Tư vấn trực tuyến, Báo chí, tại các trung tâm tư vấn, qua Tổng đài, các trường học, các tổ chức lao động v.v …
  • Trợ lý trị liệu Tâm lý, giúp việc cho các chuyên gia Tâm lý học Lâm sàng tại các Bệnh viện Tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, Bệnh viện Nhi đồng, trung tâm dưỡng lão, Trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện và các trường Giáo dưỡng của Bộ Công an.
  • Tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề Nhân sự, Tổ chức lao động và nghiên cứu Tâm lý tư vấn cho khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty.
  • Giảng dạy dạy Tâm lý học.

Tố chất khi đến với nghề tâm lý học

  • Có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội.
  • Có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hàng ngày.
  • Trung thực, tôn trọng người khác, khách quan, không nhận xét, đánh giá đối với những khúc mắc tâm lý của người khác, nhạy cảm.
  • Cởi mở
  • Chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Kiên nhẫn, biết lắng nghe.
  • Có khả năng chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu vấn đề.
  • Có khả năng thuyết phục khéo léo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, diễn đạt tốt.
  • Có kỹ năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

Muốn học ngành tâm lý học, học ở đâu?

Nếu thực sự đam mê và có mong muốn làm việc trong môi trường giao tiếp giữa người với người, ngành tâm lý học là cơ hội tuyệt vời khi bạn đến với nghề này. Một số cơ sở đào tạo bạn có thể theo học như:

  • Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM
  • Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
  • Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế
  • Trường ĐH SP Quy Nhơn
  • Trường ĐHDL Văn Hiến…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *