12 bước trở thành sếp dành cho nhân viên kinh doanh

Nếu đã phát chán với công việc của mình, thì có lẽ chỉ còn hai bước nữa là bạn trở thành doanh nhân. Bước đầu tiên là bỏ công việc hiện tại của bạn và bước tiếp theo là mở một công ty. Mặc dù sự thành công trong việc chuyển từ nhân viên lên sếp là hoàn toàn có thể nhưng cũng có chút phức tạp hơn thế.Dưới đây là 12 bước bạn cần để trở thành sếp của chính mình.

1. Quyết định điều bạn muốn làm

Một số người gọi việc này là tìm được niềm đam mê của mình, nhưng thật ra còn hơn thế. Hãy nghĩ về các kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm của mình. Cân nhắc những điều bạn thấy thực tế mình có thể làm hằng ngày, trong nhiều tuần và nhiều năm.

2. Hãy nghĩ về thứ những người khác sẽ trả tiền để mua

Công việc kinh doanh khả thi là sự tương giao giữa những thứ bạn thích làm và thứ những người khác sẽ trả tiền mua.

3. Phỏng vấn các khách hàng lý tưởng

Hãy tìm một vài người mà bạn nghĩ sẽ là khách hàng lý tưởng của mình. Hãy hỏi họ về những nhu cầu, nỗi sợ và khát vọng lớn nhất liên quan tới ý tưởng kinh doanh mà bạn đang có kế hoạch theo đuổi của họ. Liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đem lại ích lợi gì cho các nhu cầu thực sự của họ không? Ngoài ra, hãy ghi chép lại các từ ngữ họ sử dụng vì chúng sẽ giúp thông điệp tiếp thị của bạn trở nên chân thực hơn.

4. Thiết kế các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh của bạn

Việc tiếp thị hiện nay bao gồm viết nội dung, truyền thông xã hội, tiếp cận bằng email và nhiều thứ khác nữa. Hãy đảm bảo bạn biết cách tiếp cận mỗi phương án giới thiệu ý tưởng của bạn với các khách hàng. Ngoài ra bạn phải có bản kế hoạch kinh doanh nêu chi tiết cách bạn muốn doanh nghiệp hoạt động. Nó không cần phải hình thức quá, nhưng cần nêu rõ cơ cấu hoạt động, sản phẩm, hệ thống giao hàng và các kế hoạch mở rộng của bạn.

5. Thiết lập việc kinh doanh của bạn theo qui mô nhỏ

Nếu có thể, hãy thử ý tưởng kinh doanh của bạn bằng cách làm với qui mô nhỏ trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại của bạn. Điều này cho bạn cơ hội thử nghiệm ý tưởng mà không có rủi ro, có các khách hàng đầu tiên và xem liệu công ty có thể trụ được trước khi từ bỏ công việc an toàn hiện tại.

6. Đánh giá ý kiến phản hồi và điều chỉnh

Điều hành một công ty theo qui mô nhỏ sẽ giúp bạn quyết định phần nào trong ý tưởng của bạn là hay và phần nào cần phải điều chỉnh. Hãy nghiêm túc với các ý kiến phản hồi của khách hàng và có những thay đổi cần thiết trước khi mở rộng.

7. Sắp xếp đội ngũ

Nếu ý tưởng của bạn khả thi, hãy quyết định ai là người bạn muốn đưa vào đội ngũ khi chuyển sang hoạt động toàn thời gian. Tùy vào kinh nghiệm cá nhân, bạn có thể cần sự giúp đỡ trong những lĩnh vực như tài chính, dịch vụ khách hàng và sản xuất.

8. Bảo đảm tài chính

Với một doanh nghiệp nhỏ, điều này có nghĩa là tiết kiệm tiền để vượt qua vài tháng đầu hoặc trích tiền từ quỹ hưu trí của bạn. Nếu có những khát vọng lớn hơn một chút, bạn có thể nghĩ đến việc tìm các công ty đầu tư mạo hiểm hoặc các nguồn đầu tư bên ngoài.

9. Thiết lập cơ cấu công ty

Bạn cũng phải quyết định loại hình cơ cấu doanh nghiệp để đăng ký. Bạn muốn sáp nhập, thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn hay tạo dựng mối quan hệ đối tác? Hãy lưu ý vấn đề pháp lý và xác định cẩn thận các vai trò và sự đầu tư của các thành viên trong nhóm lãnh đạo.

10. Rời bỏ công việc hiện tại của bạn

Khi đã sẵn sàng, hãy từ bỏ công việc hiện tại của bạn. Điều này nghe có vẻ như bạn đã trút được đáng kể gánh nặng công việc của mình, nhưng thật ra có nhiều công việc hơn đang chờ đợi bạn trước mắt. Hãy đảm bảo không qua cầu rút ván khi bạn nghỉ việc, bạn sẽ không thể biết trước lúc nào mình sẽ chạm trán sếp và đồng nghiệp cũ, sau này có thể bạn sẽ cần phải làm việc với họ.

11. Thiết lập ngân sách

Giờ lịch trình toàn thời gian của bạn đã dành cả cho công ty, hãy thiết lập ngân sách của công ty. Ngân sách này phải bao gồm các khoản chi cho việc tiếp thị, lương và các khoản chi quan trọng khác. Hãy chắc chắn không lãng phí tiền vào những thứ vô bổ.

12. Mở rộng việc kinh doanh theo kế hoạch tiếp thị

Cuối cùng, tất cả những gì phải làm còn lại là làm việc theo kế hoạch bạn đã đề ra cẩn thận cho mình. Tất nhiên, kế hoạch đó có thể thay đổi theo thời gian khi bạn thực hiện và vượt qua các rào cản. Nhưng thế mới là một doanh nhân trưởng thành.

Như bạn có thể thấy, trở thành một doanh nhân đòi hỏi rất nhiều việc phải làm thậm chí trước cả khi bạn cân nhắc bỏ công việc hiện tại. Tuy nhiên nếu bạn làm theo những bước trên đây và ý tưởng của bạn vẫn có vẻ khả thi, thì bạn có thể từ bỏ cuộc sống của một nhân viên và trở thành doanh nhân.

Vẫn còn nhiều thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt, nhưng đối với hầu hết các doanh nhân, những ích lợi từ công việc có ý nghĩa và tự định hướng còn quan trọng hơn nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *