10 Câu chuyện kinh doanh mà bạn không thể học trong trường

6 Câu chuyện kinh doanh mà bạn không thê học trong trường

6 Câu chuyện kinh doanh mà bạn không thê học trong trường

Câu chuyện thứ nhất

Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Bài học kinh doanh: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

Câu chuyện thứ hai

Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Bài học kinh doanh: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

Câu chuyện thứ ba

Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Bài học kinh doanh: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

Câu chuyện thứ tư

Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Bài học kinh doanh: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

Câu chuyện thứ năm

Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Bài học kinh doanh: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Câu chuyện thứ sáu
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
– Thì nó là rằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé!
Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
– Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
– Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà!
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé.
– Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
– Em hiểu chứ thầy.
– Thế tại sao em lại chọn đồng 5 rúp?
– Bởi vì… nếu em chọn đồng 10 rúp thì bọn bạn sẽ không đưa em tiền nữa!

Câu chuyện thứ bảy: Ba con chuột ăn trộm

Trong một căn nhà nọ, có 3 con chuột cùng sống chung: chuột trắng, chuột đen, chuột xám.

Một hôm, khi thấy người chủ nhà mua một bình dầu và đặt trên bàn bàn, lũ chuột kháo nhau: “Quá tuyệt, từ nay chúng ta có thêm món mới rồi. Nhưng mà mặt bàn cao như vậy, chúng ta phải phối hợp với nhau mới được!”

Thế là 3 con chuột nhất trí rằng: chuột xám sẽ đứng lên đầu chuột đen, chuột trắng đứng trên đầu chuột xám để leo lên bàn lấy dầu. Sau đó chúng sẽ luân chuyển để con chuột nào cũng có cơ hội được ăn dầu.

Kế hoạch này diễn ra tốt đẹp, 3 con chuột đều thích món dầu béo ngậy.

Cho đến một hôm, trong lúc sơ ý, chuột xám làm đổ chiếc bình dầu, đánh “Xoảng” một tiếng rất lớn. Thế là bọn chuột hoảng sợ, nhanh chóng bỏ chạy trốn vào hang.

Khi về đến tổ, lũ chuột bắt đầu cãi nhau.Chuột trắng nói: “thật là xui xẻo, sau vụ này, chắc là chủ nhà sẽ phát hiện ra. Nhưng không phải lỗi của tôi. Tại vì chuột xám đứng không vững, làm tôi mất thăng bằng, nên chiếc bình mới bị đổ!”
Chuột xám nói “Cũng không phải lỗi tại tôi, tại vì chuột đen mất thăng bằng trước!”

Chuột đen nói “Không không, hông phải lỗi tại tôi, tại vì các anh ở trên nặng quá, lại không giữ thăng bằng tốt, nên lại càng tôi không thể đứng vững”.

Cuối cùng cả 3 con chuột nhất trí “ngày mai sẽ tiếp tục ăn trộm thứ khác trên ban,và làm đúng như cách cũ,để xem là lỗi thuộc về ai”
.
Hôm sau, chủ nhà mua một bình dầu mới, và lũ chuột cũng lại trèo lên trộm. Nhưng lần này, chúng chỉ muốn chứng mình là mình không gây ra lỗi. Khi thấy con chuột ở trên mất thăng bằng, con ở dưới cũng không them giữ lại mà chỉ muốn đứng cho thật chắc.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến: bình dầu lại đổ một lần nữa. Và lần này cả 3 con chuột cũng chắng vội chạy trốn, mà ở lại kiểm tra hiện trường xem xem lỗi thuộc về ai…

Ngày hôm sau, người chủ nhà đem về một con mèo, để trị bọn chuột đang lộng hành quá mức.

Thế là lũ chuột không còn ăn trộm thoải mái như trước nữa.

Bài học kinh doanh: Đây là chuyện khá thường xảy ra ở các tổ chức. Khi công việc xuất hiện vấn đề khó khăn, các bộ phận không chịu tự tìm hiểu lý do mà chỉ biết bảo vệ mình và chỉ trích bộ phận khác. Ai cũng đều tìm ra được nhiều lý do chính đáng để cho thấy mình không làm sai chuyên gì.

Cuối cùng, vấn đề vẫn nằm yên một chỗ và khiến công việc dần dần đi xuống.

Câu chuyện thứ tám: Cáo và sư tử

Cáo bị hỏng đồng hồ, đồng hồ Senko mới mua. Cáo rầu rĩ lang thang trong rừng nhân một ngày nắng đẹp.

Đi ngang qua hang sư tử. Sư tử tò mò hỏi: “Cáo, sao chú buồn thế?”

“Đồng hồ tớ bị hỏng.”

“Để đấy tớ chữa cho.”

Cáo phì cười: “Bác mà chữa đồng hồ khỉ gì. Bàn tay to thế, cầm đồng hồ còn chưa xong.”

Sư tử bảo: “Cứ để tớ thử, đằng nào thì cũng hỏng rồi.”

Cáo thấy có lý, đưa đồng hồ cho sư tử. Sư tử vào hang một lúc, mang ra chiếc đồng hồ chạy ngon lành. Cáo mừng lắm, cảm ơn rối rít. Sư tử chắp tay ngửng mặt lên trời cười.

Mấy hôm sau, Sói cũng bị hỏng đồng hồ. Và sư tử lại chữa được.

Trong hang, sáu con thỏ ngồi cặm cụi sáu góc. Sách vở về cấu trúc cơ điện của đồng hồ và tuốc-lơ-vít vứt lăn lóc xung quanh.

Bài học kinh doanh: Chỉ cần cưa được khách hàng, còn việc bạn có làm được hay ko không quan trọng, việc đó đã có các bộ phận khác lo.

Câu chuyện thứ chín: Khỉ không ăn chuối

Chuyện rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là buồng chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và nện cho một trận.

Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới.

Nhìn thấy buồng chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào dần cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.

Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội nện tới số. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.

Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.

Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị phun nước. Không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Bài học kinh doanh:

1. Nếu đã từng nỗ lực và thất bại, đa phần chúng ta sẽ có thiên hướng không muốn nỗ lực nữa và cho rằng mọi nỗ lực đều dẫn tới thất bại.
2. Tâm lý đám đông luôn khiến bạn dễ dàng trở thành một “bầy khỉ”, hãy có chính kiến và quan điểm riêng.

Câu chuyện thứ mười: Bầy cừu và những con sói
Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.

Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.
Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published.