Các tỷ phú làm giàu thế nào

Năm 1991, thế giới có khoảng 270 tỷ phú. Ngày nay con số đó là hơn 1600, riêng trong năm ngoái đã có thêm 290 người. Nói cách khác, số người trở thành tỷ phú năm ngoái còn nhiều hơn tất cả số tỷ phú tính đến năm 1991.

Người đa nghi có thể cho rằng, đó là bằng chứng của việc người giàu ngày càng giàu lên. Người lạc quan, dám nghĩ dám làm lại nói: “Ngày nay, việc trở thành tỷ phú dễ dàng hơn bao giờ hết”. Quan điểm đó hoàn toàn đúng đắn.

Sam Wilkin, tác giả cuốn sách “Wealth Secrets of the One Percent: A Modern Manual to Getting Marvelously, Obscenely Rich” đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện về những người giàu nhất thế giới trong quá khứ cũng như hiện tại. Qua đó, ông khám phá ra nhiều điểm chung trong bí quyết làm giàu của họ.

1. Đừng trở thành người giỏi nhất, hãy là người duy nhất

Nhiều chuyên gia về tài chính cá nhân khuyến khích bạn trở thành người giỏi nhất. Họ sẽ khuyên bạn tự phát triển và vươn lên. Những cuốn sách kinh doanh thì hướng dẫn cách biến doanh nghiệp của bạn trở thành vĩ đại hoặc xuất sắc.

Tuy nhiên, tất cả đều là ngõ cụt. Nguyên nhân là sự khác biệt giữa lĩnh vực công nghệ và tài chính. Nhiều công ty thường xuyên đổi mới, nhưng các công ty trong lĩnh vực tài chính không được cấp bằng sáng chế cho những đổi mới của mình. Do đó, họ phải tìm kiếm lợi nhuận bằng cách khác.

Các công ty công nghệ thu lợi nhuận vì nắm trong tay nhiều bằng sáng chế, và những bằng này giúp họ độc quyền. Nếu bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cố gắng bắt chước một công nghệ được bảo vệ bản quyền, họ sẽ gặp rắc rối với luật pháp. Điều này sẽ cầm chân đối thủ cạnh tranh và tạo điều kiện cho công ty kiếm lời.

Đây chính là bí quyết của tỷ phú giàu nhất thế giới, Bill Gates. Khi ông đồng sáng lập ra Microsoft, những luật bản quyền như vậy chưa xuất hiện. Vì thế, ông tự tạo ra chúng bằng những hợp đồng pháp lý thông minh. Bill Gates cũng có ưu thế lớn khi cha ông là luật sư.

2. Nơi tệ nhất để kinh doanh lại là nơi tốt nhất

Phần lớn các doanh nhân thường bị thu hút bởi những thị trường lớn và sinh lợi nhiều. Họ thấy doanh thu khổng lồ trước mắt và để nó chôn vùi sự sáng suốt. Họ nghĩ rằng chỉ cần kiếm được một phần số tiền đó thì sẽ phát tài. Những người này kết luận, tiến ra toàn cầu là chiến lược kinh doanh đỉnh cao vì số lượng thị trường sẽ tăng lên.

Điều đó hoàn toàn không đúng. Dù việc tiến ra thị trường lớn nghe khá hấp dẫn nhưng thực tế, bạn sẽ buộc phải đưa ra mức giá rất cạnh tranh và có thể chẳng thu về mấy lợi nhuận. Bạn chiếm được thị phần lớn trong một thị trường lớn, nhưng không đem lại nhiều giá trị. Sẽ tốt hơn nhiều nếu chiếm thị phần lớn trong một thị trường nhỏ. Tại đó, bạn có thể thoải mái tung hoành.

Đây là bí quyết kinh doanh của người giàu thứ hai thế giới, Carlos Slim, ông trùm viễn thông Mexico. Trong khi những gã khổng lồ ngành viễn thông như Vodafone và AT&T cạnh tranh trầy da tróc vảy trên thị trường quốc tế, Carlos Slim chỉ cần làm ông hoàng ở một thị tường nhỏ bé.

3. Bạn phải sở hữu tài sản

Quyền sở hữu là yếu tố cốt lõi trong bí quyết làm giàu của nhiều cái tên thuộc Danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes công bố. Trong số những người giàu nhất ở các quốc gia phát triển, có tới 75% dựa vào quỹ đầu cơ hoặc các quyền sở hữu trí tuệ.

Còn với danh sách hơn 1600 tỷ phú gồm cả những thị trường mới nổi của Forbes thì bí quyết làm giàu đa dạng hơn, nhưng quyền tài sản vẫn góp phần không nhỏ.

Theo đó, khoảng 130 tỷ phú kinh doanh bất động sản, hơn 40 người thuộc lĩnh vực dầu khí hoặc quặng, 120 người làm trong ngành thời trang hoặc bán lẻ với các công ty thường sở hữu nhiều thương hiệu và tài sản giá trị cao. Khoảng 65 tỷ phú hoạt động trong ngành dược phẩm hoặc chăm sóc sức khỏe, 90 người làm công nghệ và hơn 70 người hoạt động truyền thông. Nói cách khác, ít nhất 1/3 số tài sản này bắt nguồn từ các loại quyền sở hữu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *