Cây cầu nghĩa tình từ số tiền 25 năm giành dụm của người thợ cơ khí

Biết bao người dân nơi đây đã đỡ công sức chờ đò qua sông để làm ăn canh tác và biết bao sinh mạng đã được cứu sống. Chiếc cầu chính là kết tinh từ tấm lòng lương thiện của ông Lê Tất Dũng ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – người đã thầm lặng bỏ ra số tiền tích cóp hơn 300 triệu đồng và tự nghiên cứu mày mò xây cầu. Người đời cảm thấy khó hiểu và cho rằng ông đang làm việc “điên rồ” vì hoàn cảnh của ông hiện tại cũng bộn bề lo toan không kém gì ai…

Không có cầu thì hàng nghìn người phải vượt sông mỗi ngày vì nếu đi đường vòng phải mất 17 km.

Ông Dũng năm nay 52 tuổi. Ông lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn thiếu thốn nên cuộc sống đã sớm phải bôn ba. Thấy dân làng cứ mãi vất vả chờ những chuyến đò để qua sông canh tác, ám ảnh vì những cái chết đau thương trên sông, ông đã ấp ủ trong lòng ước nguyện xây cầu này.

Với số tiền dành dụm trong 25 năm nhờ sửa chữa xe máy, làm cơ khí, từ tháng 10/2012, ông đã lên kế hoạch ra Đà Nẵng mua 147 thùng phi, 1,8 tấn sắt thép và 2 tạ dây cáp cùng các dụng cụ cần thiết rồi miệt mài ngày đêm lắp ráp và tạo thành cây cầu dài 78m, rộng 1m trong suốt 3 tháng ròng rã.

Đặc biệt, điều đáng nói ở đây là ông vẫn còn một mình lẻ bóng sớm chiều (ông và vợ đã chia tay từ lâu), số tiền ấy có thể giúp ông có một mái ấm tốt lành trong một căn nhà chỉnh tề nhưng điều ông chờ đợi nhiều hơn lại là nụ cười ấm áp của bà con khi giao thông được thuận lợi, vụ mùa được bội thu và không còn ai phải bị đuối nước.

Bất kể dù trời mưa hay nắng gắt, người đàn ông với gương mặt sạm đen, ánh mắt hiền lành và đôi bàn tay chai sạn vẫn thỉnh thoảng hì hụi sửa những đoạn dây cáp trên cầu phao khi nghe người dân bảo rằng dây cáp hỏng hay ra kéo cầu vào bờ khi lũ đến, rồi lại nối cầu khi lũ đã qua.

Cây cầu dài 78m, rộng 1m.

Con sông Vu Gia bình thường hiền hòa là vậy nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn ở thượng nguồn sẽ trở nên hung dữ, chờ chực nuốt chửng người qua lại, biết nguy hiểm nhưng không có cầu thì hàng nghìn người vẫn phải vượt sông mỗi ngày vì nếu đi đường vòng thì phải mất 17 km. Biết bao người đã phải bỏ mạng tại nơi đây.

“Làm xong cầu, có lần mẹ của anh Long ở thôn 10 bị bệnh hen suyễn uống nhầm thuốc phải đi cấp cứu, khi đến trạm y tế bác sĩ nói chậm 5 phút sẽ không cứu được. Sau lần đó anh Long làm lễ mời tôi đến ăn uống để cảm ơn vì không có cầu như trước đây chắc không cứu được mẹ anh ta”, ông Dũng vui vẻ kể trên báo Vnexpress.

Cuộc sống nhiều người vẫn quan niệm rằng giúp người khác cũng là giúp chính mình, bởi điều tốt ta cho đi rồi sẽ quay trở lại với ta. Có lẽ ông Dũng trước khi làm cầu không nghĩ tới điều này, điều ông nghĩ xuất phát từ 1 trái tim nhân hậu, hết lòng nghĩ cho người khác.

(Ảnh: nguoiduatin.vn)
Từ ngày có chiếc cầu phao ấy, biết bao người dân nơi đây đã đỡ công sức chờ đò qua sông để làm ăn canh tác và biết bao sinh mệnh đã được cứu sống.

Còn mỗi người chúng ta, có lẽ không phải ai cũng có điều kiện để làm như ông Dũng nhưng nếu như: “… bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười… để thốt lên một lời tử tế… để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ… để viết một lời cảm ơn… để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối… để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *