Chúng ta cần loại giáo dục nào trong thời đại thông tin ?những phương pháp hướng đến thành công

cần loại giáo dục nào trong thời đại thông tin

1.Giáo dục chuyên môn: dạy bạn kỹ năng làm việc, chẳng hạn như học làm bác sĩ, luật sư, thư ký, giáo viên, thợ điện…

2.Giáo dục cơ sở: dạy bạn cách đọc, viết và làm tính

3.Giáo dục tài chính: dạy bạn cách điều khiển tiền bạc làm việc cho mình. Hiển nhiên, cả ba mục tiêu giáo dục trên đều rất quan trọng. Nếu một

người không biết đọc viết hay làm tính thì cuộc sống nói chung sẽ rất khó khăn. Không may là nhiều sinh viên ra trường ngày nay thậm chí không giỏi lắm những điều cơ bản này. Ngày 07/05/2000, tờ ArizonaRepublic đăng một bài báo với tiêu đề: “Các trường học Los Angeles giữ lại hàng ngàn học sinh.”

Bên dưới, bài báo viết về những vấn đề sau:

“Hệ thống trường học lớn thứ nhì quốc gia đang lên kế hoạch đánh trượt một lượng học sinh lớn trong năm nay.

Ban đầu các quan chức giáo dục Los Angeles định giữ lại một phần ba trong số 711.000 học sinh, tức 237.000 em, nhưng sau đó đã được chỉ đạo phải

nới lỏng, vì nếu có quá nhiều học sinh không được lên lớp hay ra trường thì trường học có thể bị quá tải.”

Giáo dục chuyên môn cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn như sau khi ra trường, một người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có thể kiếm được 10 đôla một giờ. Nhưng nếu anh ta đi học một lớp trung cấp kỹ thuật điện tử thì sau đó, thu nhập của anh ta có thể lên đến 50 đôla một giờ. Nếu nhân con số chênh lệch 40 đôla này với 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, 4 tuần một tháng, 12 tháng một năm, thì sau 40 năm, số tiền mà anh ta đã đầu tư cho kiến thức chuyên môn của mình có thể đem đến một lợi nhuận khủng khiếp. Nếu bạn hiểu rằng hầu hết các bác sĩ đều đầu tư thêm 10 đến 15 năm nữa sau khi tốt nghiệp trung học để học làm bác sĩ chính và giỏi thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi họ cảm thấy mình xứng đáng có thu nhập cao hơn một chút so với những người khác.

Điều đó hoàn toàn đúng. Họ cần đánh rớt một lượng học sinh lớn như thế vì các em này không thể đạt được trình độ đọc viết hay tính toán cơ bản. Các quan chức đã cho các em thi đậu vì e rằng trường học sẽ bị quá tải. Tôi không hiểu trường học quá tải thì có ý nghĩa gì với những học sinh sẽ bị què quặt kiến thức căn bản suốt đời. Đó là ví dụ về một lĩnh vực chậm trễ. Dĩ nhiên các học sinh có thể thay đổi nhưng hệ thống giáo dục thì vẫn tiếp tục với những nỗ lực giáo dục truyền thống của mình. Giáo dục cơ sở đang đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta thì lại không theo kịp thời gian, vì vậy nên kiến thức căn bản của các em trở thành đối tượng bị hy sinh trong khi chúng ta ngồi chờ hệ thống thay đổi..

Tôi thường hỏi một số nhà giáo dục những câu hỏi này, và tôi nhận được những câu trả lời như: “Ở trường chúng tôi có dạy môn Kinh tế học mà,” hay “Nhiều sinh viên của chúng tôi có học cách đầu tư vào thị trường chứng khoán,” hay “Chúng tôi có một chương trình kinh doanh nhỏ cho các sinh viên quan tâm đến ngành kinh doanh.” Một lần nữa, tôi nhận ra rằng những người làm việc trong hệ thống này đang dạy những gì họ biết và đang cố gắng hết sức mình. Song nếu bạn hỏi hầu hết các ngân hàng, họ sẽ bảo bạn rằng họ quan tâm nhiều hơn chứ không chỉ một danh mục đầu tư hay điểm số môn Kinh tế học của bạn.

Nhưng cho dù ở trường bạn học giỏi hay dở, cho dù tốt nghiệp xong bạn sẽ làm bác sĩ hay lao công, thì tất cả chúng ta đều cần có một số kiến thức tài chính cơ bản. Vì sao vậy? Vì bất kể chúng ta làm gì thì ai cũng cần phải quản lý tiền bạc của mình. Tôi thường thắc mắc tại sao trường học không dạy gì nhiều cho chúng ta về tiền bạc, tại sao hệ thống giáo dục lại tập trung quá nhiều về điểm số, trong khi trong cuộc sống thực, ngân hàng không bao giờ đòi xem phiếu điểm của tôi cả

“Thông minh tài chính không phải là con có thể kiếm được bao nhiêu tiền, mà là con có thể giữ được bao nhiêu tiền, số tiền đó làm việc tích cực cho con đến mức nào, và con có thể làm cho tiền đẻ ra bao nhiêu tiền nữa.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *