Để thành công cần chỉ số IQ bao nhiêu?

Cần phải thông minh bao nhiêu để thành công?

IQ chỉ số thông minh

Cần phải thông minh bao nhiêu để trở thành một doanh nhân thành công? Cần phải trải qua bao nhiêu khóa huấn luyện để trở thành một vận động viên thành công? Hay chương trình giảm cân hoàn hảo nào cần để đốt cháy được năng lượng trong cơ thể?

Đây là những câu hỏi mà chúng ta thường ít khi thắc mắc nhưng lại luôn tin tưởng và hành động theo rất nhiều cách khác nhau. Chúng ta thường nghĩ lý do không thành công là bởi không tìm ra chiến lược chính xác hoặc bởi chúng ta không sinh ra với những tài năng vượt trội.

Điều này có thể là sự thật. Hoặc có thể nằm ở một trong những vấn đề được nêu dưới đây:

Những manh mối

Vào năm 1921, có một nhà tâm lý học đến từ Đại học Stanford có tên là Lewis Terman đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu không giống với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó.

Terman và các cộng sự bắt đầu kiểm tra các sinh viên này bằng rất nhiều cách. Họ theo dõi IQ, thống kê xem bao nhiêu quyển sách các sinh viên có tại nhà, xem xét lịch sử bệnh lý của từng người và rất nhiều cách khác nữa. Tuy nhiên, đây chỉ là những bước bắt đầu.

Terman bắt đầu tìm kiếm 1.000 sinh viên thông minh nhất tại California (Mỹ) đạt cấp 3 và cấp 8 trong thang đo chỉ số IQ. Sau rất nhiều lần kiểm tra và nghiên cứu, Terman thu thập được mẫu cuối cùng gồm 856 sinh viên nam và 672 nữ. Những đứa trẻ này được gọi là “The Termites”.

Vậy điều gì khiến nghiên cứu của Terman trở thành độc nhất? Đó là bởi đây là nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên được thực hiện, nghĩa là Terman tiếp tục theo dõi và kiểm trả những đối tượng nghiên cứu trong nhiều năm sau đó.

Nghiên cứu hiện tại nổi tiếng với tên gọi “Genetic Studies of Genius”, thu thập dữ liệu từ những sinh viên thông qua toàn bộ cuộc sống của họ. Terman thu thập thêm dữ liệu vào những năm 1928, 1936, 1940, 1945, 1950 và 1955. Sau khi Terman chết vào năm 1956, các đồng nghiệp của ông ấy tiếp tục theo dõi The Termites vào năm 1960, 1972, 1977, 1982 và 1986.

Tổng kết lại, nghiên cứu bắt đầu với một nhóm sinh viên thông minh nhất trong toàn bang California và sau đó theo dõi thành công của họ trong suốt cuộc sống. Vài thập kỷ sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số điều hết sức thú vị.

Lý thuyết ngưỡng xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống

Nếu nhìn quanh, bạn sẽ thấy “Lý thuyết ngưỡng” áp dụng trong rất nhiều phần của cuộc sống. Thành công hiếm khi đơn giản như chúng ta vẫn nói là “chỉ cần chăm chỉ là đủ”. Có một nguyên tắc cơ bản: Có một ngưỡng tối thiểu về năng lực mà bạn cần để phát triển trong bất kỳ nỗ lực nào.

Sau cùng, sự khác biệt giữa những người chăm chú vào công việc và những người bị phân tâm. Một khi bạn đã nắm bắt được những điều cơ bản phải làm, nó sẽ trở nên phù hợp để làm những điều đúng đắn thường xuyên hơn. Một khi bạn hiểu những nguyên tắc cơ bản, nó sẽ trở thành thói quen.

Lý thuyết ngưỡng

Khám phá đáng ngạc nhiên nhất đến từ nghiên cứu của Terman được miêu tả: “Mặc dù nhiều người tiếp tục đánh đồng sự thông minh với thiên tài, một kết luận quan trọng của Terman cho thấy có chỉ số IQ cao không đồng nghĩa với việc có chỉ số sáng tạo cao”. Những nghiên cứu tiếp theo bởi các nhà nghiên cứu khác đã củng cố thêm kết luận của Terman, dẫn tới “lý thuyết ngưỡng”.

Lý thuyết này cho rằng ở mức cao hơn mức hiện tại, sự thông minh không có nhiều ảnh hưởng tới sự sáng tạo. Hầu hết những người sáng tạo đều khá thông minh nhưng họ không phải bắt buộc thông minh, ít nhất là theo sự đo lường bởi bài kiểm tra sự thông minh thông thường. “Một người có chỉ số thông minh 120 cho thấy họ rất thông minh nhưng không thể kết luận họ là một tiên tài sáng tạo”.

Hãy nhớ tới câu hỏi ban đầu của bài báo là: “Liệu Picasso và Mozart có sử dụng trí thông minh siêu phàm để tạo ra những kiệt tác hay không?”.

Theo như “Lý thuyết ngưỡng” thì câu trả lời dường như là không. Đứng trong top 1% những người thông minh nhất không tương quan với sự sáng tạo tuyệt vời. Hơn thế, có một ngưỡng tối thiểu của sự thông minh mà bạn cần có và sau đó bạn cần tiếp tục luyện tập và phát triển các kỹ năng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *