Giải thuật tâm lý học khó hiểu của con người qua cái nhìn của bậc thầy nhà tâm lý học

Nghiên cứu đã chỉ ra một vài “hiểu lầm” về tâm lý học mà nhiều người hay gặp…

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã có những bước đi thành công trong việc nghiên cứu vấn đề phức tạp nhất của bản thân – tâm lý học.
Thế nhưng, sự hiểu biết này không có nghĩa là tất cả những gì chúng ta biết luôn đúng. Dưới đây là một vài “hiểu lầm” về tâm lý học mà nhiều người hay thắc mắc.
1. Chỉ có một loại mất trí nhớ
Trong nhiều bộ phim mà chúng ta xem có những cảnh nhân vật chính vì một lý do nào đó (tai nạn, bị đánh…) dẫn đến chấn thương và “mất hết ký ức trong quá khứ”. Hiện tượng này được gọi là mất trí nhớ ngược.
Người bị mất trí nhớ ngược sẽ quên một mảng hoặc toàn bộ ký ức trong quá khứ, nhưng họ vẫn có khả năng tiếp nhận những thông tin khác trong tương lai.

Tuy nhiên, có một loại mất trí nhớ khác còn nghiêm trọng hơn rất nhiều; đó là Anterograde – không có khả năng hình thành nên trí nhớ mới.
Nguyên nhân chính của bệnh này là do bị tổn thương thùy thái dương giữa (cơ quan quản lý việc hình thành ký ức mới). Khi mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể ghi nhớ những ký ức trong quá khứ, nhưng lại không thể tạo được ký ức trong tương lai.
2. Không nên dỗ khi trẻ khóc
Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về điều này. Có người cho rằng, việc dỗ dành khi trẻ bị khóc khi ngã hay va đập là một điều không nên. Nó khiến trẻ cảm thấy mình có chỗ dựa vững chắc, không tự lập, “quen hơi” và “không lớn được”. Cách tốt nhất khi trẻ bị như vậy là cứ mặc cho trẻ tự đứng lên, khóc lâu không ai dỗ sẽ tự hết.

Thế nhưng, hầu hết các nhà nghiên cứu lại cho rằng, an ủi một đứa trẻ là điều cần thiết. Bởi quãng thời gian đầu đời của các bé luôn là thời điểm yếu đuối và cần sự chở che của cha mẹ, không chỉ ở thế giời con người, mà ở tất cả các loài khác. Việc bỏ mặc trẻ tự lập không sai, nhưng chỉ nên khi trẻ đã lớn.
Một số nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng, việc mặc kệ trẻ con khóc cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho tâm lý của trẻ sau này. Ít nhất, trong những năm đầu tiên, hãy luôn luôn dỗ dành khi trẻ khóc.
3. Làm nhiều việc một lúc
Trên phim, bạn có thể thấy có những người cùng làm 2 – 3 việc một lúc. Bạn cảm thấy ngưỡng mộ họ nhưng sự thật là bộ não của chúng ta không thể thực hiện hai nhiệm vụ đòi hỏi một mức độ tập trung cùng một lúc.

Mặc dù có thể não có thể truyền tín hiệu chuyển đổi một cách nhanh chóng giữa các nhiệm vụ, nhưng trên thực tế, não bộ chỉ có thể tập trung xử lý hiệu quả của một nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ, đó là với những người bị hội chứng não phân chia. Đó là trường hợp 2 bán cầu não (vì một lý do nào đó), mà mối liên hệ giữa chúng bị cắt đứt hoàn toàn, tức là ý thức và thông tin của não phải sẽ không thể truyền sang não trái và ngược lại. Bạn có thể làm được 2 việc một lúc, nhưng đổi lại, bạn sẽ không thể làm 1 việc một cách tập trung được.
4. Đọc suy nghĩ của người khác
Khi đến gặp bác sĩ tâm lý, nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ vì không hiểu sao “ông ta có thể biết được mình đang nghĩ gì”. Phải chăng họ có khả năng đọc suy nghĩ của bạn? Câu trả lời là không.

Một nhà tâm lý học dù có tài ba và hiểu biết đến mấy, cũng không thể có khả năng đọc tâm trí của bất kỳ ai. Nguyên nhân duy nhất chính là cấu trúc của não bộ vô cùng phức tạp, quá trình hình thành suy nghĩ hay hành động của não cũng phức tạp không kém.
Điều duy nhất nhà tâm lý học có thể làm được là dựa vào những kinh nghiệm của mình, thông qua hành vi, bài kiểm tra, lựa chọn các khả năng hay xảy ra nhất, rồi “đoán” ra suy nghĩ người bệnh mà thôi.
5. Càng học nhiều sẽ khiến trẻ thông minh hơn
Trong một thời gian, nhiều người tin rằng, việc dạy trẻ em học nhiều sẽ khiến chúng thông minh hơn, cụ thể là ngoài việc chơi với trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ xem thêm các bộ phim về học tập, về phát âm…

Điều này tốt, nhưng thật không may, sau một quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thay vì làm cho trẻ thông minh hơn, điều này lại gây ức chế khả năng phát triển của chúng.
Mặc dù thời điểm ban đầu của trẻ là thời điểm dễ tiếp nhận và học hỏi nhất, thế nhưng cũng thời điểm đó, não bộ của trẻ vẫn “chưa đủ lớn” để có khả năng tiếp nhận những thông tin qua truyền hình. Điều này chỉ khiến trẻ có thêm những hình ảnh “thừa và vô dụng”.
Các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng, cách tốt nhất để giúp con phát triển trí thông minh là thông qua giao tiếp một – một: cha mẹ và con cái.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *