Giới thiệu chỉ số Hastc-index

TTO – Theo Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số chứng khoán được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của toàn bộ hoặc một nhóm các chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

Mỗi thị trường chứng khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số chứng khoán, ví dụ như thị trường Mỹ có chỉ số DJIA, S&P500, NASDAQ-100…, thị trường Đức có chỉ số DAX, thị trường Pháp có chỉ số CAC…

Hiện nay, Trung tâm GDCK Hà Nội đang công bố chỉ số cổ phiếu HASTC-Index đóng cửa và biểu đồ HASTC Index trực tuyến. Mục tiêu xây dựng và sử dụng chỉ số này là: giúp cho NĐT thấy được sự biến động của tất cả các chứng khoán trong suốt phiên giao dịch qua diễn biến của HASTC-Index, qua đó có sự nhìn nhận khách quan và tổng thể đối với thị trường, lựa chọn thời điểm thích hợp nhằm có quyết định nhanh để đầu tư.

Chỉ số HASTC-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14-7-2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.

Công thức tính chỉ số thị trường:

Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)

HASTC-Index = ————————————————— x 100

Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)

Hoặc:

å Pit x Qit

HASTC-Index = ——————————- x 100

å Pio x Qit

Trong đó,

Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại

Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại.

Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)

i : 1,……, n

Trong phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HASTC-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HASTC-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ Hastc-Index trực tuyến. Chỉ số HASTC-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.

Ví dụ :

  1. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14-7-2005:
# Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
01 CID 17.800 541.000 9.629.800.000
02 GHA 16.500 1.289.480 21.276.420.000
03 HSC 55.000 580.000 31.900.000.000
04 KHP 15.000 15.252.260 228.783.900.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 22.000 1.800.000 4.050.000.000
Tổng 1.924.590.120.000

1.924.590.120.000

= HASTC-Index = ————————- x 100 =100

1.924.590.120.000

Giá trị thị trường thời điểm gốc = 1.924.590.120.000

Trường hợp 2: chênh lệch phần trăm chỉ số giảm mạnh nhất: 19,16%

– Giá đóng cửa hôm trước là trần nhưng giá trung bình là sàn (do khối lượng khớp tại thời điểm đóng cửa rất ít so với tổng khối lượng thực hiện trong phiên)

– Giá giao dịch hôm sau lại tiếp tục là sàn

Giả sử giá tham chiếu của ngày T là P; giá đóng cửa sẽ là 1,07xP; giá trung bình của ngày T là 0,93xP;

Giá tham chiếu của ngày T+l là 0,93xP, và giá sàn của ngày T+1 là 0,93xP-0,07×0,93xP = 0,8649xP; chỉ số tính theo giá đóng cửa;

Giá tham chiếu ngày T Giá đóng cửa ngày T Giá tham chiếu ngày T+1 Giá đóng cửa ngày T+1 KL Giao dịch
P1 1,07xP1 0,93xP1 0,8649xP1 Q1
P2 1,07xP2 0,93xP2 0,8649xP2 Q2
Pn 1,07xPn 0,93xPn 0,8649xPn Qn

Phần trăm chênh lệch chỉ số được tính như sau:

å Pi(T+1) x Qi(T+1) – å PiT x QiT

% chênh lệch = ——————————————- x 100%

å PiT x QiT

(0,8649xP1xQ1 + 0,8649xP2xQ2 + … + 0,8649xPnxQn)

(1,07xP1xQ1 + 1,07xP2xQ2 +… + 1,07xPnxQn)

= ————————————————————————————————x 100%

1,07xP1xQ1 + 1,07xP2xQ2 +… + 1,07xPnxQn

( P1xQ1 + P2xQ2 + … + PnxQn ) x (0,8649 – 1,07)

= —————————————————————————–x 100% = -19,16%

( P1xQ1 + P2xQ2 + … + PnxQn ) x 1,07

  1. Một số trường hợp thường gặp khác:
  2. Trường hợp giácổ phiếu tăng trần (+7%) suốt phiên mà chênh lệch phần trăm chỉ số không tăng theo tỷ lệ tương ứng: đây là trường hợp chỉ số đóng cửa hôm trước được tính với giá đóng cửa của các mã cổ phiếu là trần, tuy nhiên, giá trung bình của ngày hôm đó lại không đạt trần.

Cụ thể:

Giả sử giá tham chiếu của ngày T là P; giá đóng cửa là 1,07xP; giá trung bình của ngày T là 1,03xP;

Giá tham chiếu của ngày T+l là 1,03xP, và giá trần của ngày T+1 là 1,03xP + 0,07×1,03xP = 1,1021xP; chỉ số tính theo giá đóng cửa

  1. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 18-7-2005:
# Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
01 CID 16.000 541.000 8.656.000.000
02 GHA 18.200 1.289.480 23.468.536.000
03 HSC 53.600 580.000 31.088.000.000
04 KHP 14.500 15.252.260 221.157.770.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 21.000 1.800.000 37.800.000.000
Tổng 1.914.670.306.000

1.914.670.306.000

= HASTC-Index = ————————— x 100 =99,48

1.924.590.120.000

Một số trường hợp đặc biệt về mức thay đổiChỉ số HaSTC – INDEX

  1. Chỉ số HASTC – INDEX công bố cuối phiên giao dịch là chỉ số tại thời điểm đóng cửa thị trường của phiên giao dịch đó, tính theo mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.

Khi so sánh chỉ số 2 phiên, mức tăng giảm của chỉ số đóng cửa là mức thay đổi của chỉ số đóng cửa phiên này với chỉ số đóng cửa phiên trước đó. Mức thay đổi của chỉ số phụ thuộc vào mức biến động giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên này so với giá đóng cửa của phiên trước.

Trong cùng 1 phiên, mức tăng giảm của chỉ số là mức thay đổi của chỉ số hiện tại so với chỉ số đóng cửa của phiên trước đó.

Đối với biên độ giao động giá của các mã cổ phiếu là +/-7%, chênh lệch phần trăm chỉ số (đóng cửa hoặc trong phiên) vẫn có thể lớn hơn () +7% và nhỏ hơn (<) -7%. Cụ thể, về mặt lý thuyết, phần trăm chênh lệch chỉ số HASTC-Index trong phiên có thể giao động trong khoảng từ -19,16% đến +23,1%.

Hai trường hợp đặc biệt sau đây chỉ ra khoảng giới hạn mà chênh lệch phần trăm chỉ số dao động trong đó.

Trường hợp 1: chênh lệch phần trăm chỉ số tăng mạnh nhất: 23,1%

– Giá đóng cửa hôm trước là giá sàn nhưng giá trung bình là trần (do khối lượng khớp tại thời điểm đóng cửa rất ít so với tổng khối lượng thực hiện trong phiên)

– Giá giao dịch hôm sau lại tiếp tục là trần.

Giả sử giá tham chiếu của ngày T là P, giá đóng cửa là 0,93xP; giá trung bình ngày T là 1,07xP;

Giá tham chiếu của ngày T+l là 1,07xP, và giá trần của ngày T+1 là 1,07xP+0,07×1,07xP = 1,1449xP;

Giá tham chiếu ngày T Giá đóng cửa ngày T Giá tham chiếu ngày T+1 Giá đóng cửa ngày T+1 KL Giao dịch
P1 0,93xP1 1,07xP1 1,1449xP1 Q1
P2 0,93xP2 1,07xP2 1,1449xP2 Q2
Pn 0,93xPn 1,07xPn 1,1449xPn Qn

Phần trăm chênh lệch chỉ số được tính như sau:

å Pi(T+1) x Qi(T+1) – å PiT x QiT

% chênh lệch = ————————————————— x 100%

å PiT x QiT

(1,1449xP1xQ1 + 1,1449xP2xQ2 + … + 1,1449xPnxQn)

(0,93xP1xQ1 + 0,93xP2xQ2 +… + 0,93xPnxQn)

= —————————————————————————————–x 100%

0,93xP1xQ1 + 0,93xP2xQ2 +… + 0,93xPnxQn

( P1xQ1 + P2xQ2 + … + PnxQn ) x (1,1449 – 0,93)

= —————————————————————x 100% = 23,1%

( P1xQ1 + P2xQ2 + … + PnxQn ) x 0,93

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *