HASTC-INDEX kiến thức cần quan tâm

Những vấn đề này cùng những vấn đề liên quan khác sẽ được giải đáp trong phần Thông tin về ngành kinh doanh. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị tinh thần phải đọc rất nhiều đấy. Những người chuẩn bị Bản cáo bạch có thể đặt ra giả thiết người đọc là những người lần đầu tiên tìm hiểu về công ty và do đó họ đưa ra các yếu tố về lịch sử, cơ cấu và các hoạt động của công ty nhằm tạo nên một bức tranh toàn cảnh về công ty.

Nhân tố quan trọng quyết định thành công của việc đầu tư vào công ty phát hành là thông qua việc tìm hiểu công ty thực hiện những hoạt động kinh doanh nào và các đối thủ cạnh tranh của công ty là ai. Bạn cũng có thể nêu ra câu hỏi liệu công ty phát hành có đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm của mình không, vì điều này sẽ giúp công ty có lợi thế hơn các đối thủ  cạnh tranh của mình. Công ty phát hành có sử dụng  công nghệ cao không? Công ty có khả năng điều tiết giá cả không? Hay đây cũng chỉ là một công ty nữa trong một lĩnh vực kinh doanh vốn đã rất tràn ngập?

ĐƯỜNG XU THẾ

a. Đường xu thế

Trước đây đã đề cập nhiều đến xu thế. Để xem xét kỹ xu thế, vì vậy, cần tìm cách vẽ đường xu thế một cách có hiệu quả nhất. Có một nhận xét chung là hầu hết các xu thế cấp hai và cấp ba hầu như đi theo đường thẳng. Các đường thẳng trên đường xu thế giảm cấp một thường là đường nối các đáy của các xu thế cấp ba. Ngược lại, trên đường tăng xu thế cấp một đường thẳng nối các đỉnh của xu thế cấp ba là đường xu thế cấp một. Như vậy, đường thẳng đi lên nêu trên của xu thế cấp một nối với đường thẳng đi xuống của xu thế cấp một là đường cơ bản của xu thế. Có thể vẽ thêm đường kép xu thế cấp một bằng cách nối các đáy khác hoặc các đỉnh khác của xu thế cấp một. Giả sử xu thế cấp một đi lên có thể vẽ đường xu thế đi qua các đáy của xu thế. Đường thẳng đi qua các đỉnh của xu thế cấp ba lúc đó được gọi là đường thu hoạch return line. Vùng giữa đường thu hoạch và đường xu thế được gọi là vùng kênh channels.

b. Các đường xu thế cấp hai

Với xu thế chung tăng giá, chúng ta có các giai đoạn cấp hai tăng, tức là đường xu thế cấp hai nằm trên xu thế cấp một tăng giá trong thị trường con bò tót. Xu thế cấp hai giảm giá nằm trong thị trường con gấu có khác với xu thế cấp hai trong thị trường con bò tót.

Đường xu thế cấp hai giảm trong thị trường con gấu không có quy luật đều đặn như đối với trường hợp thị trường con bò tót.

Góc độ dốc của đường xu thế cấp hai thường là lớn, đặc biệt trong thời kỳ hoảng loạn đặc trưng của giai đoạn hai của thị trường này. Mặt khác, giá có xu hướng tụt xa khỏi đường xu thế là đường thẳng đi qua hai đỉnh đầu tiên của thị trường con gấu. Giá cả có xu hướng giảm một thời gian, ngập ngừng một thời gian tại đáy, chuyển sang giai đoạn rẽ ngang, và xu thế sẽ không đảo chiều đi lên cho đến khi đi qua đường xu thế cấp một. Cũng vì vậy mà đường thu hoạch ít khi được sử dụng đến. Một đặc trưng nữa là ở giai đoạn cuối cùng của thị trường con gấu, giai đoạn xu thế cấp hai đi xuống lần cuối cùng để sau đó đảo chiều nói chung là tuân theo quy luật chung một cách rõ nét. Vì vậy, khi nhận biết xu thế cấp hai đi xuống theo một quy luật rõ nét thì đó là sự báo hiệu kết thúc của thị trường con gấu.

Sau khi thị trường con gấu đã đi được một quãng thời gian và trải qua giai đoạn bán tháo, thị trường đi vào giai đoạn ít hoạt động ít giao dịch nhưng có xu hướng giảm giá một cách có trật tự hơn. Nếu đường xu thế cấp hai này đã giảm giá nhưng không quá mức và tiếp xúc nhiều lần với các đợt tăng giá của xu thế cấp ba thì giá sẽ không có khả năng giảm đột ngột nữa. Tiếp đó việc giá đi lên xuyên qua đường xu thế cấp một sẽ là tín hiệu đảo chiều để chuyển sang thị trường con bò tót.

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

– Tình hình các ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia:

– Triển vọng của các ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

– Loại sản phẩm / dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

– Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

– Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

– Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát trên.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

Phân tích kỹ thuật: Hỗ trợ và kháng cự, Đường xu thế
a. Khái niệm hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là một tiếp cận khác hoàn toàn với tiếp cận định dạng trình bày trước đây về hành vi của thị trường. Nó cho phép đưa ra quy tắc lựa chọn cổ phiếu để mua hoặc bán, trong việc đánh giá diễn biến giá cả của cổ phiếu và xác định vùng có vấn đề. Một số nhà phân tích đã xây dựng cho mình một hệ thống riêng chỉ dựa vào khái niệm hỗ trợ và kháng cự và không cần để ý đến các định dạng giá cả và khối lượng nêu ở trên.

Hỗ trợ được hiểu như sau: ví dụ, một đám đông hỗ trợ cổ phiếu A tại giá 60, tức là sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu A với giá thấp hơn 5 điểm so với 60. Hỗ trợ là việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó. Kháng cự được hiểu là ngược lại với hỗ trợ: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoản chào mua, và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên. Như vậy, hỗ trợ và kháng cự gần như được hiểu là cầu và cung tương ứng.

Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá, hoặc có thể tăng giá. Mức kháng cự là mức giá tại đó có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Vậy vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Ví dụ, đường biên phía trên của hình thang là mức kháng cự, còn đường biên phía dưới là mức hỗ trợ. Đường biên phía trên của tam giác đi lên là mức kháng cự.

Cơ sở của dự đoán từ lý thuyết hỗ trợ và kháng cự là khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu có xu hướng tập trung lớn tại một số mức giá, tại đó có nhiều cổ phiếu được trao tay nhau. Vì bất kỳ mức giá nào mà tại đó có khối lượng lớn giao dịch xảy ra thường là điểm đảo chiều của xu thế cấp một, cấp hai, cấp ba, vì vậy đảo chiều tại các mức giá đó luôn luôn có thể xảy ra. Tuy vậy, cần chú ý rằng các mức giá này thường xuyên thay đổi vai trò từ hỗ trợ sang kháng cự và ngược lại.

Một đỉnh, khi giá cổ phiếu đã vượt qua, có thể trở thành vùng đáy của xu thế đi xuống ở giai đoạn sau này, và một đáy cũ, một khi giá đã tụt qua nó, có thể trở thành vùng đáy của giai đoạn tăng giá sau này.

b. Ví dụ giải thích

Giả sử giá tăng, đạt 65, 68, 70. Chủ sở hữu cổ phiếu cho rằng họ đã nhận định đúng, vì vậy họ vẫn chờ đợi. Nhưng sau đó giai đoạn giá tăng chấm dứt và giá bắt đầu tụt xuống 67, 65, 62, 60. Chủ sở hữu sẽ lo lắng nhưng họ vẫn tin sẽ có cơ hội thu lãi. Tại 60 giá bắt đầu chững lại một thời gian, sau đó giá giảm đột ngột. Người ta vẫn hy vọng việc giảm đột ngột này chỉ là sự điều chỉnh, nhưng hy vọng sẽ tiêu tan khi xu thế đi xuống vẫn tiếp tục. Các chủ sở hữu cổ phiếu bắt đầu lo thực sự:

có cái gì đó sai trái ở đây? Khi giá tụt đến 55 thì không còn hy vọng thu lợi nhuận. Họ lập luận rằng phải kiên nhẫn chờ để giá quay trở lại 60 và tại đó họ sẽ rút lui khỏi thị trường.

Bây giờ ta xét trường hợp xu thế đi lên. Giá cổ phiếu đạt 12, sau đó tăng đến 24 và do đó người sở hữu cổ phiếu bán ra để thu lợi nhuận. Cổ phiếu phản ứng, tụt xuống 21 và người đầu tư thấy mình đã gặp may. Nhưng sau đó giá lại vượt lên 30. Người chủ sở hữu cổ phiếu trước đây cảm thấy bị hớ, do đó họ lại muốn mua lại cổ phiếu, nhưng họ sẽ không mua với giá cao hơn 24. Đó là diễn biến chung của tâm lý thị trường.

Như vậy chúng ta đã giải thích nguyên lý cơ bản của mức hỗ trợ và kháng cự. Cần chú ý rằng sự cân bằng cung và cầu trên thị trường là vấn đề tế nhị. Chỉ cần có một mức cung dư thừa nhỏ là có thể kiềm chế sự tăng giá, và chỉ cần một mức cầu dư thừa là có thể kìm hãm sự giảm giá. Tất cả các nhà giao dịch đều theo dõi sát sao thị trường và có thể nhận ra ngay một sự thay đổi của tình hình, và họ sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi khi sự thay đổi của xu thế xuất hiện. Vì vậy chỉ cần thêm một ít các lệnh mua hoặc lệnh bán cổ phiếu là có thể kéo theo sự chuyển giao hàng nghìn cổ phiếu.

Các nhà giao dịch và các nhà đầu tư khi họ tạo nên mức hỗ trợ hoặc kháng cự đều là những người có kinh nghiệm và thông thái trong việc tham gia vào hoạt động thị trường. Ví dụ, như trên đã nêu ra, những người mua tại giá 60 chắc chắn là thông minh hơn những người mua tại đỉnh 70 hoặc tại các điểm trong giai đoạn giảm giá xuống 60. Như vậy có thể nói rằng họ đánh giá tình hình sau này một cách thận trọng và khôn ngoan hơn những người bảo thủ quyết định ra khỏi cuộc chơi bằng cách bán ra khi thị trường đang hồi phục. Tức là khi thị trường chuyển sang xu thế giảm và họ đã mua cổ phiếu với giá cao thì nay họ chờ đợi cơ hội để bán ra với giá thấp hơn là mức kháng cự. Những người thông minh sẵn sàng chịu hy sinh vài điểm để tránh rơi vào tình thế thua lỗ quá lớn.

Cũng vậy, tại thị trường con bò tót nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm hai ba điểm để thay thế các cổ phiếu bán ra trước đây. Như vậy có một đặc trưng phản ứng đối với thị trường con bò tót là giá chỉ giảm đến một mức giới hạn của hỗ trợ – và đối với thị trường con gấu thì đợt tăng giá chỉ đạt mức thấp nhất của vùng kháng cự.

c. Đánh giá cường độ của hỗ trợ – kháng cự

Nguyên lý đầu tiên là kháng cự trong giai đoạn tăng giá phải được đáp ứng tại mọi mức giá bởi số lượng cổ phiếu tồn đọng lần trước đó – số cổ phiếu mua trước đó tại mức giá này và người sở hữu chúng muốn bán hết ra để tránh bị lỗ. Vì vậy, khối lượng cổ phiếu là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá sức mạnh của vùng kháng cự.

Tại một đáy mà chỉ có 400-500 cổ phiếu trao tay không thể làm mức kháng cự đối với đợt tăng giá sau này, nhưng nếu tại đáy mà có không khí bán cổ phiếu mức hàng nghìn sẽ tạo ra mức cung tiềm năng sau này, sau khi giá giảm dưới đáy trước và sau đó giá lại tăng để hòng vượt qua đáy trước đây.

SHình bình hành hoặc tam giác đi xuống có một số đáy bằng nhau. Chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về mức kháng cự này bằng cách cộng tất cả các giao dịch tại các đáy này. Nếu chỉ có một đáy với khối lượng giao dịch khá lớn thì đó có nhiều khả năng là mức kháng cự hơn là trường hợp có nhiều đáy với tổng khối lượng giao dịch bằng trường hợp trên.

Tiêu chuẩn thứ hai là mức độ giảm giá sau đó, tức là giá phải tăng trong một khoảng bao nhiêu để đạt mức đáy cũ, là mức ta dự kiến đánh giá kháng cự. Nếu khoảng cách càng lớn thì khả năng mức kháng cự càng nhiều. Ví dụ cổ phiếu bán ra trong giai đoạn giảm giá từ 30 xuống 20, sau đó ngập ngừng tại 20 trong vài ngày, tăng lên 24 và sau đó giảm xuống 19. Người đầu tư đã mua cổ phiếu giá 20 sẽ không lo lắng về tình hình này. Nếu giá bắt đầu tăng từ 19 thì sẽ có một ít số người quan tâm đến việc bán ra tại 20. Nếu giá tụt xuống 18 sau đó tăng trở lại, thì có nhiều người hơn muốn bán ra cổ phiếu tại giá 20. Còn nếu là tăng từ giá 17 thì 20 sẽ là mức kháng cự.

Như vậy, không thể tìm được nhiều cổ phiếu bán ra cung tại đáy ở trong khoảng 20 đến 35 nếu như không có mức giá thấp hơn 10% ở dưới khoảng trên. Quy tắc 10% không áp dụng đồng đều cho mọi cổ phiếu. Ví dụ, cổ phiếu có giá 3 đến 4 khác với loại cổ phiếu giá từ 20 đến 35.

Mặt khác, cần chú ý đến mức độ giảm giá. Nếu giá từ 20 đến 24 giảm xuống 12 thì không những các nhà đầu tư đã mua vào với giá 20 sẵn sàng bán ra với mức giá đó, mà các nhà đầu tư đã mua với giá 12 cũng sẵn sàng bán ra với giá 20. Nhưng nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu tại giá 18 thì không sẵn sàng bán ra với giá 20.

Tiêu chuẩn thứ ba đánh giá cường độ của kháng cự tại một đáy trước đây là khoảng thời gian dài hay ngắn tính từ lúc xuất hiện đáy này trở đi và bản chất của diễn biến thị trường sau đó. Ví dụ đáy của xu thế cấp hai hình thành trong giai đoạn đầu của thị trường con bò tót sẽ có mức độ kháng cự thấp nếu sau đó giá giảm trong một thời gian dài một năm để sau đó đần dần tăng lên sau bốn năm. Việc bán ra cổ phiếu sau một hai năm sẽ có nhiều khả năng hơn là việc bán ra cổ phiếu sau bốn năm.

Nếu vùng kháng cự đã bị tấn công một lần và sau đó giá lại giảm thì cường độ kháng cự sau này sẽ yếu đi. Vì một số cổ phiếu tồn đọng trước đã bán ra, do đó đợt tấn công thứ hai sẽ có ít cổ phiếu trong tay có thể tung ra để kháng cự lại xu thể tăng giá.

Như vậy, chúng ta đã ra ba tiêu chuẩn về cường độ kháng cự: khối lượng, khoảng cách và thời gian. Tuy vậy, sự suy đoán của bản thân người đầu tư là nhân tố đặc biệt quan trọng.

d. Đánh giá mức giá cụ thể

Trong thực tế mua bán chứng khoán, việc xác định chính xác vùng hỗ trợ và kháng cự không phải dễ dàng. Vấn đề là xét loại đồ thị có ích nhất trong việc xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Đối với các diễn biến cấp ba thì đồ thị theo ngày là nguồn thông tin duy nhất, và đồ thị theo ngày kéo dài trong một năm sẽ có ích cho việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp hai. Tuy vậy, đồ thị theo ngày không cho một bức tranh toàn cảnh về triển vọng dài hạn để xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp một và hai. Đồ thị theo tuần, gồm mức giá và khối lượng giao dịch, kéo dài trong cả một thời kỳ của thị trường con bò tót và thị trường con gấu là hữu ích đối với việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự.

Nếu nói về xu thế chung, thì chúng là một cách biểu diễn lý tưởng của tất cả diễn biến thực tế cụ thể. Nếu nó là xu thế đi lên thì nó bao gồm các đợt lên xuống mà mỗi đợt mức lên lại cao hơn mức đi xuống trước đó. Ví dụ tăng đến 10, giảm xuống 6, tăng lên 15, giảm xuống 10, tăng lên 20. Vì vậy, việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự phải qua kinh nghiệm phân tích các đồ thị cụ thể.

e. Sự diễn biến của một xu thế

Giả sử cổ phiếu đang ở xu thế thị trường con bò tót, tăng từ 12 lên 24, và tại đó khối lượng bán ra khá lớn. Kết quả là xuất hiện phản ứng: có sự điều chỉnh xu thế cấp hai từ 24 xuống 18, hoặc một dãy các dao động nhỏ hình thành nên trạng thái điều chỉnh, từ 24 xuống 21. Tiếp theo sự điều chỉnh là một giai đoạn tăng giá xuất hiện, đạt tới 30 trước khi vấp phải khối lượng cung cổ phiếu tập trung. Vậy xuất hiện một đợt phản ứng mới, hoặc là điều chỉnh cấp ba hoặc cấp hai. Nếu vậy thì sau đó mức hỗ trợ ở đâu? Tất nhiên là tại 24, là mức của đỉnh lần đầu. Như vậy, trước đó đỉnh này làm chức năng kháng cự, và nay làm chức năng hỗ trợ.

Giả sử có xu thế cấp một giảm giá. Ví dụ đỉnh của xu thế cấp một giảm từ 70 xuống 50. Tại 50 xuất hiện không khí bán tạm thời cổ phiếu. Tại 50 có khối lượng lớn cổ phiếu được giao dịch, tiếp đó giá tăng đến 60. Tại 60 nhu cầu mua cổ phiếu chấm dứt, giá giảm và khối lượng giao dịch tăng tại 42. Một làn sóng mua xuất hiện, và sự hồi phục đợt hai xuất hiện, giá đạt mức 50. Mức giá. làm chức năng hỗ trợ ở giai đoạn một của xu thế cấp một giảm giá bây giờ chuyển sang làm vai trò kháng cự ở giai đoạn hồi phục thứ hai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *