Huy động trái phiếu chính phủ sẽ mang lại nhiều thách thức

Chủ trương giảm động viên từ thuế, phí vào NSNN nhằm hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh đã làm hạn chế nguồn thu ngân sách, trong khi đó, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu chi cho an sinh – xã hội ngày càng tăng, đầu tư của khu vực tư nhân còn yếu, đòi hỏi vẫn cần nguồn lực từ khu vực Nhà nước để hỗ trợ tăng trưởng.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế là rất lớn.

Theo Nghị quyết số 12/2011 của Quốc hội, tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 là 255.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, nguồn thu bị thu hẹp trong khi nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển lớn, nên Quốc hội đã quyết định phát hành bổ sung vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014 – 2016 là 170.000 tỷ đồng. Ước tính, giai đoạn 2011 – 2015, khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành cho đầu tư là 335.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó, năm 2015, dự kiến phát hành 85.000 tỷ đồng.

tpcp_drsa_dcpl

Điều đáng chú ý là, mặc dù khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành tăng nhanh qua các năm, nhưng lãi suất lại có xu hướng giảm. Mức lãi suất trái phiếu huy động bình quân 2012 là 9,8%/năm, giảm xuống còn 7,79%/năm (năm 2013) và 6,6%/năm (năm 2014).

Điều này một mặt do xu hướng điều chỉnh lãi suất trên thị trường tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác phản ánh khả năng hấp thụ nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế thấp, nên các tổ chức tín dụng đã tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu, kéo lãi suất huy động trái phiếu chính phủ giảm xuống. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 – 2014 chỉ đạt bình quân khoảng 11,8%/năm, trong khi giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân khoảng 35,8%/năm,

Tuy nhiên, với khả năng tăng trưởng kinh tế khả quan hơn trong năm 2015, đồng thời với nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ tăng cao và mục tiêu của Quốc hội là huy động trái phiếu với kỳ hạn dài hơn, dự báo, việc huy động trái phiếu chính phủ sẽ có những thách thức nhất định trong thời gian tới, đặc biệt là chi phí huy động vốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *