Khởi nghiệp của những tài năng trẻ Đông Nam Á

1. Siu Rui Quek, 27 tuổi, đồng sáng lập Carousell

startup doanhnhansaigon

Carousell là ứng dụng sàn thương mại điện tử (TMĐT), kết nối trực tiếp người mua – người bán, chạy trên thiết bị di dùng hệ điều hành iOS và Android.

Ứng dụng này rất phổ biến tại Singapore. Đây là sản phẩm của Siu Rui Quek cùng 2 nhà đồng sáng lập trẻ: Marcus Tan và Lucas Ngoo. Ý tưởng start-up của Quek rất đơn giản: Giúp người dùng mua và bán dễ dàng ngay trên chiếc điện thoại của mình.

Kể từ khi ra mắt vào 2012 đến nay, sàn giao dịch của Carousell đã thu hút được 8 triệu sản phẩm đăng bán, trong đó 2 triệu sản phẩm đã bán, thực hiện 8 giao dịch/phút, thu hút nguồn vốn 6,8 triệu USD từ các quỹ Sequoia Capital, 500 Startups, Rakuten Ventures, Golden Gate Ventures,…

Với sự thành công vượt trội đầy bất ngờ của Carousell, nhiều mô hình tương tự đã được xây dựng ở Singapore như: Duriana và Singapore Press Holdings’ Trezo.

Thực tế, việc xây dựng thành công một ứng dụng mới được sử dụng phổ biến tại đảo quốc sư tử là rất khó khăn. Tuy nhiên, những “chàng trai vàng” như Quek và cộng sự đã tạo nên kỳ tích, tiếp tục khẳng định Singapore là một trung tâm start-up của thế giới.

2. Achmad Zaky, 29 tuổi, CEO của Bukalapak

Giao diện sàn TMĐT Bukalapak

Bukalapak được xem là một Carousell ở Indonesia khi cũng nhằm kết nối những người tiêu dùng với nhau bằng website và ứng dụng trên điện thoại di động.

Bukalapak thu hút được nhiều nhà đầu tư như: Gree Ventures, 500 Startups và Emtek Group – công ty truyền thông lớn thứ 2 Indonesia.

Trong năm 2014, Bukalapak thu về 80 triệu USD. Sau đó, Bukalapak không chỉ là một “chợ điện tử” trao đổi hàng hóa giữa người dùng – người dùng mà còn thu hút những doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ứng dụng này như một sàn TMĐT để tiếp cận khách hàng.

Zaky đã từng mở một quán phở ngay khi còn đang là sinh viên nhưng không thành công. Sau đó, anh nhận thấy được tiềm năng phát triển của TMĐT và chuyển hướng sang lĩnh vực này. Hiện nay, Bukalapak đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng.

3. Jason Lamuda, 29 tuổi, CEO của Berrybenka

Jason Lamuda doanhnhansaigon

Jason Lamuda là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT. Năm 2010, Lamuda đã tạo nên cơn sốt mua sắm tại Indonesia với trang web Disdus – cung cấp những sản phẩm, dịch vụ giảm giá hàng ngày. Năm 2012, anh đầu tư vào TMĐT lĩnh vực thời trang với trang web Berrybenka chuyên cung cấp trang phục cho phụ nữ Hồi giáo.

Dù Lamuda luôn giữ bí mật các con số liên quan đến Berrybenka nhưng SimilarWeb vẫn ước tính riêng trong 4/2015, Berrybenka thu hút được 590.000 lượt xem.

Mô hình khởi nghiệp này giúp Lamuda thu được nguồn vốn gần 5 triệu USD từ Gree Ventures, Transcosmos, và East Ventures.

Trang Teach in Asia còn cho biết, Lamuda là bạn thân của Ferry Tenka – nhà sáng lập giải pháp lưu trữ trực tuyến Bilna. Họ cùng làm việc với nhau ở dự án Disdus và khi có những dự án start-up riêng, họ vẫn có chung nhà đầu tư East Ventures. Mối liên hệ lâu dài này có thể sẽ khiến họ tái hợp để tạo nên một mô hình kinh doanh tăng trưởng tốt, hiệu quả và “đáng gờm” ở khu vực.

4. Trương Thanh Thủy, 29 tuổi, nhà sáng lập Tappy

Trương Thanh Thủy doanhnhansaigon

Thanh Thủy từng khởi nghiệp với dự án Greengar – một ứng dụng di động hứa hẹn phát triển tại Việt Nam và được quỹ 500 Startups rót vốn đầu tư.

Sau đó, Thanh Thủy chuyển sang thực hiện dự án Tappy, một cộng đồng trực tuyến nhằm tìm kiếm những cá nhân hay các nội dung thú vị, được chọn lọc theo vị trí địa lý hoặc các vùng lân cận với người dùng.

Tappy đã tạo được mối liên hệ cho doanh nghiệp và khách hàng tại địa phương. Mới đây, Tappy đã được Weeby – một nền tảng xây dựng game có trụ sở tại California, Mỹ đầu tư, và start-up người Việt này đã trở thành giám đốc phát triển của Webby tại Châu Á.

5. Lusarun “Trumph” Silpsrikul, 25 tuổi, CEO của “Thailand’s Page365”

Giao diện trang Page 365 có cả tiếng Việt doanhnhansaigon

Giao diện tiếng Việt trang Page 365

Đây là một mô hình start-up TMĐT nữa đã đạt được thành công nhất định.

Page 365 là ứng dụng quản lý dành cho những người bán hàng online trên Facebook. Công cụ này cho phép người bán hàng quản lý, theo dõi các đơn hàng, khiếu nại, yêu cầu… của khách hàng ngay trên một giao diện.

Ứng dụng này còn cho phép người dùng tìm kiếm nhanh hơn, trả lời khách hàng bằng những mẫu có sẵn dựa trên các thông tin người dùng đã từng cung cấp.

Page 365 cũng cung cấp những thống kê về số đơn hàng, tốc độ trả lời các câu hỏi khách hàng, trang bán hàng có thêm bao nhiêu Like và bình luận trong tuần… Những tiện ích này giúp việc bán hàng trên Facebook chuyên nghiệp hơn.

6. Farouk Meralli, 29, CEO của mClinica

 Farouk Meralli doanhnhansaigon

Farouk Meralli

Meralli đã làm việc ở các hãng dược phẩm lớn như Pfizer và Johnson&Johnson. Sau khi nhận ra các hãng dược phẩm không có dữ liệu về thị trường mới nổi – nơi tiêu thụ dược phẩm khá lớn và người dân ở các nước này cũng đang phải mua thuốc với giá đắt, Meralli xây dựng giải pháp cho vấn đề này.

Ứng dụng mClinica ra đời nhằm kết nối công ty dược phẩm, nhà phân phối và người tiêu dùng thông qua công nghệ di động. Ở các hiệu thuốc hợp tác với mClinica, bệnh nhận sẽ được ưu đãi, giảm giá nếu cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại. Các nhà thuốc này sẽ cung cấp lại thông tin cho công ty dược phẩm thông qua mClinica để được hoàn lại số tiền đã ưu đãi cho khách hàng.

Nhờ vậy, công ty dược phẩm sẽ có dữ liệu để nhận diện khách hàng và các nhu cầu của họ. Từ đó, các doanh nghiệp có phương án cải thiện khả năng tiếp cận người dùng, nâng cao chất lượng các loại thuốc thiết yếu đáp ứng thị trường. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để bệnh nhân sử dụng các loại thuốc tốt với giá rẻ hơn.

Mô hình mClinica đã kết nối với 1.400 nhà thuốc ở 3 nước và được Startups 500, IMJ Investment Partners, và Kickstart Ventures tài trợ. Một số thương hiệu dược phẩm đã hợp tác với mClinica gồm: Bayer HealthCare, Pfizer, MERCK, Abbott,Takeda…

7. Ai Ching Goh, 28, CEO ứng dụng Piktochart

Ai Ching Goh doanhnhansaigonGoh đã rời bỏ công việc quản lý tiếp thị tại P&G và khởi nghiệp với Piktochart, một ứng dụng hỗ trợ thực hiện các Infographic cho người không chuyên về thiết kế.

Cô gái người Malaysia chia sẻ, cô muốn có một cuộc sống và công việc năng động hơn những cuộc họp, hội nghị hàng ngày của công việc cũ. Vì thế, Goh bỏ việc và bước vào con đường khởi nghiệp.

Năm 2014, start-up này tuyên bố tốc độ tăng trưởng gấp đôi và doanh thu tăng gấp 3 lần, thu hút 800.000 người dùng đăng ký mới vào tháng 2 năm ngoái. Theo SimilarWeb, từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015, lượt truy cập của Piktochart tăng liên tục.

8. Chang Wen Lai, 27, CEO của Ninja Van

Chang Wen Lai doanhnhansaigon

Ninja Van hoạt động trong lĩnh vực TMĐT với ưu điểm có thể giao hàng ngay trong ngày tiếp theo ngay sau khi nhận được hợp đồng. Hiện Ninja Van đã hợp tác với 300 đơn vị bán hàng qua mạng tại Singapore, bao gồm cả những tên tuổi lớn như Lazada, Guardian và Love Bonito.

Start-up này cũng vừa huy động được 2,5 triệu USD ở giai đoạn thu hút vốn series A từ Hill Ventures Monk. Đây đã là dự án khởi nghiệp thứ 4 và được xem như mô hình thành công nhất của Chang Wen Lai.

9. Cameron Priest, 28, CEO của Tradegecko

Cameron Priest doanhnhansaigon

Cũng là một start-up ở Singapore, Priest khởi nghiệp trong một lĩnh vực có vẻ như không có gì hấp dẫn: quản lý hàng tồn kho. Anh mang đến một giao diện web để quản lý hàng tồn kho cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ mà không cần dùng các phần mềm phức tạp như Excel, lưu trữ giấy tờ, fax hay các phần mềm đắt tiền.

Tradegecko công bố hàng ngàn người dùng đã trả phí để sử dụng dịch vụ của Tradegecko. Dự án vừa thu hút được 6,5 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A từ các quỹ NSI Ventures và Jungle Ventures.

Tradegecko có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đã đi được một chặng đường dài kể từ ngày mới thành lập, Tech in Asia cho biết.

10. Ferry Unardi, 27, CEO của Traveloka

Ferry Unardi doanhnhansaigon

Traveloka là trang web đặt vé máy bay và khách sạn rất phổ biến ở Indonesia. Website thu hút từ 4 – 7,5 triệu lượt truy cập/tháng, nhiều hơn 1,95 triệu lượt so với đối thủ Tiket.

Tiềm năng phát triển của Traveloka khá lớn khi ngành du lịch của Indonesia bùng nổ. Đồng thời, thị trường còn rất rộng khi 90% khách hàng sẽ chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ đặt vé online.

Rót vốn cho dự án này là những nhà đầu tư nổi tiếng: East Ventures, Global Founders Capital – quỹ đầu tư thuộc Rocket Internet.

Nhà sáng lập Unardi xuất thân là một kỹ sư, chọn học MBA ở đại học Havard. Nhưng sau đó, nhận thấy nhu cầu bùng nổ của dịch vụ đặt vé trực tuyến, Unardi đã bỏ dở các kế hoạch và thực hiện start-up với Traveloka.

Ban đầu, Traveloka là một công cụ tìm kiếm các chuyến bay. Thế nhưng, các nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng không thoải mái khi phải dùng quá nhiều các dịch vụ khác nhau để đặt vé máy bay. Điều đó đã khiến Traveloka hoàn thiện các chức năng của Traveloka để người dùng có thể đặt được vé máy bay, phòng khách sạn chỉ trên một trang web duy nhất, dễ dàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *