Luật nhà đất và những thủ tục về Cấp giấy phép xây dựng công trình từ cấp II trở xuống

– Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp phép xây dựng theo mẫu quy định
+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình có thể hiện các thành phần sau:

  • Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 – 1/500 kèm theo họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới (đối với trường hợp xây dựng 1 phần trên khu đất). Hoặc họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới tỉ lệ 1/500 – 1/1000 (trường hợp xây dựng trên toàn lô đất, họa đồ vị trí phải thể hiện từ đường chính dẫn đến công trình).
  • Mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt công trình, tỉ lệ 1/100 – 1/200.
  • Mặt bằng móng, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, tỉ lệ 1/100 – 1/200.

Trường hợp phát sinh diện tích ngoài chủ quyền: bổ sung giấy cam kết không tranh chấp khiếu nại về ranh đất sử dụng (giống trường hợp chưa có chủ quyền – mẫu số 2).
* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
– Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Trưởng phòng Quản lý đô thị quận.
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Quản lý đô thị quận; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận
* Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
– Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
– Lệ phí (nếu có): 100.000 đồng/giấy phép
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
* Đơn xin cấp phép xây dựng
* Giấy cam kết không tranh chấp khiếu nại về ranh giới thửa đất
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Trường hợp đối với công trình xây dựng từ 7 tầng trở hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên,  phải có thiết kế về phòng cháy chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
* Luật Xây dựng năm 2003;  có hiệu lực ngày 01/07/2004
* Luật Nhà ở năm 2005; có hiệu lực ngày 01/07/2006
* Luật Đất đai số năm 2003 ngày có hiệu lực 01/07/2004
* Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
* Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng
* Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 17/01/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
* Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy định kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị  hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
* Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 04/07/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về lộ giới và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu thuộc địa bàn thành phố

 

luật nhà đất,luat nha dat,luật nhà đất bất động sản,luat nha dat bat dong san

thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
Khi nhận hồ sơ nhân viên tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *