Nghệ thuật thấu hiểu tâm lý người khác(Phần 4)

Nghệ thuật thấu hiểu tâm lý trong giao tiếp Hàng ngày chúng ta phải chung sống, làm việc, giao lưu, hợp tác với rất nhiều người cùng những tính tình khác nhau của họ. Vậy làm thế nào để hiểu tâm lý người khác, để được yêu mến, để có cách ứng xử tốt hơn, có hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công việc? Để hiểu tâm lý, bạn phải học cách “lắng nghe bằng mắt” Bằng khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm pháncủa mình, bạn có thể tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với mọi người. Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt là bạn đã có nhiều cơ hội thành công. Bởi vậy, bạn hãy trau dồi khả năng giao tiếp, thuyết trình của mình ngay từ bây giờ. Nhưng đồng thời cũng cần phải linh hoạt, nhạy bén để hiểu tâm lý người khác, tránh bị lường gạt, tránh những bất lợi cho mình. Trước hết là tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết, đánh giá chính xác về con người. Những quyết định cảm tính không dựa trên các thông tin cần thiết sẽ khiến bạn lầm lẫn và lâm vào tình trạng khó khăn. Nếu nhầm lẩn đánh giá người tốt là kẻ xấu thì mức độ ảnh hưởng đối với bạn có thể không lớn lắm. Thế nhưng, xem kẻ xấu thành người tốt thì hậu quả tai hại thật khôn lường. Vì vậy, cần có thời gian để thăm dò, cẩn thận đánh giá. Sau đó, tiếp tục theo dõi, đến lúc này mới có thể khẳng định công việc đánh giá một con người của bạn tạm hoàn tất. (Cần ghi nhớ thêm rằng không có ai là hoàn thiện). Tuy nhiên, khả năng nắm bắt của bạn về con người có thể bị hạn chế bởi thời gian tiếp xúc giữa bạn với họ quá ngắn, không đủ thông tin để đánh giá. Lúc này, có khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác là điều cần thiết. Khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác. Bạn sẽ phải học cách nghe bằng việc sử dụng đôi mắt, chứ không chỉ đôi tai. Nắm vững cách quan sát những biểu hiện nhỏ nhất ở đối phương. Đây là những phản ứng cảm xúc do tiềm thức hé lộ. Chúng chỉ kéo dài trong giây lát và cảm xúc thực của một người thường biểu lộ trong giao tiếp cơ thể. Vì tiềm thức kiểm soát các hoạt động bên trong, bao gồm nhịp đập tim, hơi thở và nét mặt, như một hệ thống điều khiển tự động. Sự điều khiển nội bộ này không thể nói dối, từ đó giải thích tại sao trong giao tiếp, các phản ứng cử chỉ tiềm thức luôn đáng tin cậy hơn lời nói vốn được xây dựng một cách có ý thức. Xem xét các dấu hiệu hoài nghi, xác định mức độ kháng cự cao hay thấp và khả năng nhượng bộ của đối phương sẽ như thế nào. “Ứng phó linh hoạt, bản lĩnh hơn người”. Thành công của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu những mối quan tâm, đồng ý hay khước từ của đối phương. Phán đoán tâm lý để hiểu người khác sẽ giúp bạn có cách ứng xử tốt hơn, thuyết phục hơn, có hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công việc. Tóm lại, phán đoán tâm lý để hiểu con người là một quy tắc đơn giản để thành công. Nhưng đó không phải là sự xét đoán vội vàng căn cứ qua hình thức bên ngoài, quyết không để cho “thành kiến” lấn át làm sai lệch khả năng phán đoán của mình. Bởi vì, đôi khi một nông dân nhìn vẻ ngoài tầm thường lại là tỉ phú chân đất. Vả lại, nào có ai đeo bảng “xấu- tốt” trên người để tự giới thiệu mình? Vì vậy, khả năng quan sát đối tượng để phán đoán và hiểu được tâm lý không thể dựa vào hình thức, quần áo, khuôn mặt dáng người… Mà khả năng này hoàn toàn “phán đoán” một cách tự động, không cần phải suy nghĩ. Khả năng phán đoán tâm lý giúp ta các cảnh báo về ý đồ của người khác, đặt ra những mục tiêu và khởi phát những hành động quyết đoán một cách hữu hiệu. Vấn đề cuối cùng là làm thế nào để học tập và trao dồi nó? Việc đầu tiên và cuối cùng bạn cần phải làm là tin vào nó, tin vào khả năng phán đoán tâm lý để “hiểu người” của chính bạn. Đôi khi vì nó mà bạn có thể mắc sai lầm, nhưng không tin và không sử dụng nó thì bạn có chắc là mình cũng sẽ tránh được sai lầm không? Do đó, bạn hãy tin rằng mình có khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác và hoàn toàn có thể tiếp tục rèn luyện nó. Chúc các bạn thành công, nhiều thắng lợi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *