Nghệ thuật tránh khỏi xung đột trong giao tiếp

Qua biểu cảm, lời nói và hành vi ứng xử của mọi người với nhau, chúng ta không quá khó để nhận ra sự bất hoà, xung đột nếu có giữa các cá nhân, dù nó diễn ra ngấm ngầm hoặc công khai, nơi gia đình hay công sở.

Quá thổi phồng một sự việc, hoặc chấp nhặt sẽ càng làm xấu đi các mối quan hệ của chính mình với cộng đồng

Quá thổi phồng một sự việc, hoặc chấp nhặt sẽ càng làm xấu đi các mối quan hệ của chính mình với cộng đồng

Những xung đột hay mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau thường xuất phát từ việc một người nhận xét, đánh giá hành vi của người khác theo “tiêu chuẩn” của chính mình, thể hiện qua những lời lẽ kiểu như “phi lý” , “không chấp nhận được”…

Một khi quá chú tâm vào lời lẽ và hành vi của người khác, dần dần chúng ta có thể trở thành một con người ích kỷ với tính cách hay xăm soi và phán xét, để rồi tự làm khó và làm khổ bản thân, tự đặt mình trong tình thế luôn căng thẳng với những người xung quanh. Quá thổi phồng một sự việc, hoặc chấp nhặt sẽ càng làm xấu đi các mối quan hệ của chính mình với cộng đồng.

Mỗi cá nhân tự quyết định từ suy nghĩ đến hành động, biểu cảm của bản thân. Để người khác thấy mình giận dữ hay buồn phiền là do ta không làm chủ được cảm xúc của mình, chứ không phải “tôi ra nông nỗi này hay tôi hành xử như vậy là do bị gây hấn và kích động”.

Để tránh xung đột trong giao tiếp, chúng ta cần học cách tôn trọng người khác bằng sự khiêm tốn và nhường nhịn thể hiện trong lời nói và thái độ; chớ chỉ xoáy vào hiện tượng để đưa ra kết luận hay phán xét; điều rất quan trọng là đừng bao giờ đổ lỗi hoặc chỉ trích người khác; và cũng đừng chờ đợi nhận lại khi cho đi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *