Những sai lầm khiến nhà đầu tư tránh xa doanh nghiệp bạn

Bạn đang cố gắng vay tiền từ một đồng nghiệp hoặc xin trợ giúp tài chính từ một nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng bạn lại mắc phải những sai lầm khiến các chủ đầu tư dù nhiệt thành nhất cũng từ chối. Bạn đang cố tìm kiếm nhà tài trợ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể là một trong những khó khăn lớn nhất bạn sẽ gặp phải trong vai trò chủ doanh nghiệp. Vì vậy nếu có một nhà đầu tư quan tâm, bạn nên cố gắng hết sức để thuyết phục họ.

Doanh nghiệp xa rời bạn

Doanh nghiệp xa rời bạn

Tìm kiếm nhà tài trợ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể là một trong những khó khăn lớn nhất bạn sẽ gặp phải trong vai trò chủ doanh nghiệp. Vì vậy nếu có một nhà đầu tư quan tâm, bạn nên cố gắng hết sức để thuyết phục họ.

Có rất nhiều cách để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng bạn nên làm những gì để tránh tuột mất cơ hội nhận được những khoản tài trợ từ họ?

Công ty TechColumbus chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trẻ -,một trong số đó là hỗ trợ việc bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Rick Coplin – một nhân viên tại đây chia sẻ rằng có bốn sai lầm chính có thể khiến chủ đầu tư ”bỏ chạy” thay vì xem xét hợp đồng đầu tư vào doanh nghiệp của bạn

1. Đưa ra một bài thuyết trình cẩu thả

Để thu hút các nhà đầu tư, bạn cần đưa ra một bài thuyết trình xuất sắc. Bạn sẽ phải viết và chỉnh sửa bài thuyết trình ấy hàng chục lần. tuy nhiên, chính những lần chỉnh sửa đó có thể khiến bạn mắc thêm nhiều sai sót. Ví dụ, bạn có thể thay đổi kỳ vọng về doanh số bán hàng của bạn trên slideshow , nhưng lại quên thay đổi những thông số đó trên bản cứng tài liệu bạn đưa cho các nhà đầu tư. Những điều nhỏ nhặt như vậy thường dễ bị bỏ sót, và trong mắt các nhà đầu tư, đó có thể bị xem là sự cẩu thả. Sự cẩu thả đó sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi quyết định đầu tư.

“Các lỗi này phần lớn là vô tình, nhưng nó lại thể hiện sự thiếu tỉ mỉ của một nhà doanh nhân”, Coplin nói. “Các nhà đầu tư rất dễ  đánh đồng những bẩn cẩn trong bài thuyết trình của bạn với sự bất cẩn trong việc sử dụng khoản tiền đaùa tư từ họ.”

2. Giữ bí mật hoặc thiếu trung thực

Một trong những cách nhanh nhất để chấm dứt một thỏa thuận đầu tư chính là sự thiếu trung thực, Coplin nói.  Các nhà đầu tư sẽ càng tin tưởng vào bạn và phán đoán của bạn nếu bạn càng cởi mở với họ. Đừng cố gắng thổi phồng quá mức các mối quan hệ hoặc tỷ lệ thành công của doanh nghiệp – hãy trung thực.

Trung thực cũng có nghĩa là bạn không thể giữ bí mật. Hoàn toàn thành thực với chủ đầu tư là cách tốt nhất để giữ mối quan hệ với họ. Các nhà đầu tư hiểu rằng cơ hội được cải thiện thông qua việc trao đổi ý tưởng, do đó hãy thảo luận về tất cả mọi thứ từ mô hình kinh doanh của bạn đến khách hàng tiềm năng.

“Giữ bí mật với nhà đầu tư là một điều cấm kị, bởi họ sẽ mất thời gian xác định ra sự thật bạn đang cố che giấu,” Coplin nói. “Sự không chắc chắn đồng nghĩa với rủi ro, và các nhà đầu tư đều muốn giảm nhẹ rủi ro để nâng cao tỉ lệ thành công.”

3. Để lại ấn tượng “không sẵn sàng học hỏi”

Đừng mong đợi một nhà đầu tư sẽ trao cho bạn  một cục tiền mặt hay một tấm séc trong năm tới. Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần trong thành công của bạn, vì vậy hãy hy vọng rằng bạn có thể tạo lập mối quan hệ với họ. Các nhà đầu tư sẽ muốn có tiếng nói trong việc tiền của họ được sử dụng như ra sao. Khi thảo luận với họ, hãy sẵn sàng học hỏi và tiếp thu. Hãy cởi mở với những ý tưởng và lời khuyên từ các nhà đầu tư của bạn.

“Nói tóm lại, những doanh nhân không có tinh thần hợp tác sẽ không thành công trong việc thu hút vốn đầu tư,” Coplin nói. “Các nhà đầu tư sẽ tránh xa những người chỉ quan tâm đến tiền của họ mà bỏ qua ý kiến của họ. Bởi vì  họ thực sự quan tâm đến việc giúp các doanh nhân thành công và mong muốn đóng góp vào sự thành công đó. ”

4. Thiếu hiểu biết về khách hàng

Đừng đánh giá thấp những khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Bạn muốn thể hiện kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành, nhưng đừng tự phụ cho rằng khách hàng sẽ tự xuất hiện trước mặt bạn. Điều này chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư hoảng sợ.

Thay vào đó, hãy nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về đối tượng khách hàng của bạn.”Các doanh nhân thường xuyên cho rằng khách hàng sẽ đổ xô đến và mua sản phẩm của họ. Các doanh nhân lười biếng thường bỏ qua các nghiên cứu cần thiết để xác định đặc điểm khách hàng mục tiêu và thói quen mua sắm” Coplin nói. “Những công ty không hiểu rõ khách hàng của họ hiếm khi thành công”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *