Quản Lý Tài Chính Cá Nhân làm sao để hiệu quả

1.Tài chính thịnh vượng: bí mật quản lý tài chính cá nhân

Trên thế giới và ngay trong cuốn sách này, cũng có rất nhiều tỉ lể tương ứng cho 3 mục tiêu tài chính bao gồm: mua sắm, tiết kiệm và đầu tư. Theo cá nhân mình, tỉ lệ % cụ thể cho mỗi phần còn phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực tế và mức chi tiêu cố định mỗi tháng của từng gia đình, và tỉ lệ này nên được nhìn nhận linh hoạt theo từng mốc thời gian.

Ví dụ: tỉ lể 50:30:20 là tỉ lệ được nhiều chuyên gia tài chính ưa chuộng ( 50% thu nhập dành cho việc chi tiêu, 30% cho việc tiết kiệm và 20% cho việc đầu tư kinh doanh). Đó là một tỉ lệ đẹp vì rất nhiều người có thể áp dụng được. Nếu mộ tháng bạn có thu nhập 10 triệu thì 5 triệu sẽ dành cho chi tiêu hàng ngày, 3 triệu cho việc tiết kiếm phòng trừ lúc cấp bách và 2 triệu cho việc đầu tư kinh doanh.quản lý tài chính cá nhân

Nhưng nếu thu nhập của bạn lên 50 triệu/tháng hay 100 triêu/tháng, con số này có còn phù hợp? Bạn sẽ tiêu 50 triệu mỗi tháng đều đặn chứ, hay bạn sẽ tăng tỉ lệ tiết kiêm và đầu tư lên và giảm tỉ lệ chi tiêu xuống. Đúng vậy, cá nhân mình sẽ chọn theo cách 2, cần phải điều chỉnh tỉ lệ. Đó là lí do mình nói tỉ lệ cụ thể không nhất thiết là phải cố định.

2.Xác định quản lý tài chính cá nhân là điều quan trọng.

Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe những câu tâm sự của bạn bè về việc số tiền kiếm được trong cả tháng “vút bay” chỉ trong một tuần hoặc những bạn có thu nhập khủng luôn rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi có việc quan trọng cần dùng đến tiền. Quả là chúng ta còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý tài chính cá nhân. Khi đó việc chúng ta thường làm và đi vay và đi vay. Số tiền nợ tăng dần và tiếp tục đẩy chúng ta vào những vòng xoáy “không hay” của tài chính.

Theo kinh nghiệm của mình, lí do chính không nằm ở năng lực kiếm tiền của bạn, mà vấn đề cốt lõi là khả năng bạn làm việc với số tiền bạn kiếm được ( mình tin rằng khi bạn đã biết xử lý số tiền bạn kiếm được, thu nhập của bạn sẽ tăng lên đáng kể). Hoặc môi trường giúp ta hiểu về quản lý tài chính còn hạn chế.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn có nhiều nhu cầu chi tiêu vào nhiều mục khác nhau trong gia đinh và cuộc sống cá nhân như: ăn uống, ngủ nghỉ, mua sắm quần áo, tiết kiệm, giải trí, học tập, tiền đầu tư kinh doanh, tiền phát triển mối quan hệ. v..v… và chắc hẳn nểu kể tiếp thì còn vô số lí do khác chúng ta phải dùng đến tiền. Điều đáng nói ở đây là mỗi mục mà ta “phải chi tiêu” này, mục nào cũng “vô cùng quan trọng”, còn nguồn thu về mỗi tháng không phải lúc nào cũng dồi dào. Vậy với một nhà quản lý tài chính cá nhân chuyên nghiệp, bạn nên làm gì khi gặp những tình huống như thế này?

3. Tỉ lệ đầu tư  tài chính
VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ CÓ NÊN CHI HAY KHÔNG? ĐIỂM MẤU CHỐT LÀ TỈ LỆ.

Khoản chi tiêu gia đinh luôn được đề cao trong việc chi tiêu, bên cạnh đó mua sắm và tiết kiêm cũng có sự quan trọng không kém. Số tiền mỗi tháng bạn kiếm được, hoàn toàn có thể xử lý một lúc cả 3 kênh “tiêu thụ” quan trọng này, tuy nhiên tỉ lễ mỗi phần lại không giống nhau.

Nếu các bạn từng đọc cuốn sách “Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30″ (dạy chúng ta cách quản lý tài chính cho cá nhân và gia đình) chắc hẳn đã nắm được phần nào ý mình về vấn đề tỉ lệ thu nhập này. Với những bạn lần đầu nghe về việc phân chia thu nhập thì hơi lạ một chút nhưng mình tin là sẽ rất nhanh để bạn hiểu được vấn đề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *