Tìm hiểu đê biết mình có là thể là nhà tâm lý học tương lai không nhé..!

Bạn bị thu hút bởi những vấn đề liên quan đến tâm lý, tính cách của con người. Bạn có khả năng thấu hiểu, thích lắng nghe và đặc biệt nhạy cảm với cảm xúc của người khác,… Điều đó có chắc rằng bạn sẽ dễ dàng thành công trong lĩnh vực Tâm lý học? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định được mức độ phù hợp với ngành Tâm lý học.


Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học là gì? Bạn có phù hợp để theo học ngành Tâm lý học hay không?
Trước tiên, bạn phù hợp với ngành Tâm lý học nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh. Trong đó, khả năng lắng nghe là một tiền đề quan trọng, giúp bạn dễ dáng hòa mình sâu sắc cùng những trạng thái tâm lý, ước nguyện, cảm xúc, tính cảm,… của họ.
Thứ hai, bạn cần có sở thích ham học hỏi. Làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,… đặc biệt là khoa học xã hội. Tất cả những kiến thức này sẽ được trang bị trong trường Đại học và dần dần tích lũy thêm thông qua những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống. Càng hiểu biết nhiều, chuyên gia tư vấn tâm lý càng đưa ra những giải pháp sáng suốt.
Ngoài ra, Tâm lý học là ngành học phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn, đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý. Trong vai trò là người giúp “gỡ rối”, thay đổi nhận thức, cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ,… của người khác theo hướng tích cực, bạn còn phải là một người kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.

Nhu cầu được tư vấn tâm lý ngày càng nhiều nhưng những trường đại học có đào tạo ngành Tâm lý học hiện nay chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay, trong đó mỗi trường có một định hướng đào tạo khác nhau. Chẳng hạn, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Tâm lý học theo hướng đề cao tính ứng dụng, phát triển những kỹ năng chuyên sâu của nghề tham vấn – trị liệu tâm lý và tâm lý tổ chức nhân sự như: kỹ năng thăm khám tâm lý, kỹ năng đánh giá tâm lý, kỹ năng giải quyết xung đột,… Bên cạnh đó, trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về tâm lý học để sinh viên hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, nhạy bén trong việc nắm bắt, thấu hiểu, chia sẻ với người khác và phát huy thế mạnh của bản thân.
Theo xu hướng chung của thế giới, Tâm lý học đã trở thành một ngành học hấp dẫn thu hút đông đảo bạn trẻ Việt Nam trong những năm gần đây, gắn liền với những cơ hội “vàng” về tương lai. Chính vì vậy, nếu bạn yêu thích Tâm lý học, đồng thời sở hữu những tố chất nêu trên thì việc theo đuổi ngành Tâm lý học là một lựa chọn đúng đắn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *