Việc không lập dự án đầu tư khi tiếp nhận thành viên/cổ đông nước ngoài sẽ xảy ra hậu quả như thế nào?

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần mà không lập dự án đầu tư sẽ bị phạt vi phạm hành chính, buộc lập dự án đầu tư và sẽ gây nên các hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và doanh nghiệp nơi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư.

Khi doanh nghiệp tiếp nhận thành viên là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp, bên cạnh việc bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần thì theo quy định, doanh nghiệp bắt buộc phải cập nhật thành viên, cổ đông là người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký thành lập dự án đầu tư không gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

[legal-alert]-hau-qua-phap-ly-ve-viec-khong-lap-du-an-dau-tu-khi-tiep-nhan-thanh-vien-co-dong-nuoc-ngoai-1432914365

Trong giai đoạn này, ngành nghề kinh doanh sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với mã CPC tương ứng (nếu có). Thông tin thành viên người nước ngoài tùy từng trường hợp sẽ được cập nhật trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thể hiện trên Giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh  nghiệp sau khi đã điều chỉnh ngành nghề phù hợp, thông thường sẽ có nội dung “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.”

Hậu quả pháp lý

Phạt vi phạm hành chính: Quý Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng nếu không thực hiện thủ tục lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Ảnh hưởng đến các thủ tục khác: hiện nay phía cơ quan đăng ký kinh doanh thường yêu cầu doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục lập dự án đầu tư trước khi có yêu cầu điều chỉnh bất kỳ nội dung nào khác của doanh nghiệp. Điều này nhằm ràng buộc trách nhiệm lập dự án đầu tư của bên có liên quan.

Không chuyển được lợi nhuận ra nước ngoài: Khi phát sinh lợi nhuận từ việc đầu tư, thành viên là người nước ngoài không thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài do không có cơ sở chứng minh là mình đang thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Giải pháp

Doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành lập dự án đầu tư sau khi đã điều chỉnh ngành nghề trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc lập dự án đầu tư  phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Chính phủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trong một số trường hợp còn cần phải có sự chấp thuận của các bộ, ngành có liên quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *