xuất hiện trên truyền thông nhất với NamABank có CEO “chăm chỉ”

NamABank có CEO “chăm chỉ” xuất hiện trên truyền thông nhất

Ngày 24/12/2014, Công ty Vietnam Report công bố Báo cáo ngành ngân hàng năm 2014 với chủ đề “Ngành Ngân hàng Việt Nam: Phục hồi uy tín và Cơ hội tăng trưởng”.

Báo cáo nghiên cứu này đã đưa ra một kết luận về các CEO của Ngân hàng, đó là: Sự xuất hiện của các CEO trên truyền thông còn hạn chế.

CEO của các Ngân hàng vốn được xem là đại diện phát ngôn luôn nhận được sự quan tâm của dư luận mỗi khi xuất hiện hay phát biểu. Theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, trong 12 tháng từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014, các Ngân hàng như OCB, NamABank, ABBank… có CEO “chăm chỉ” xuất hiện trên truyền thông nhất.

Tuy nhiên, nếu so với mức hiệu quả 20% theo kinh nghiệm quốc tế thì khá nhiều CEO của Ngân hàng hiện nay chưa đạt đủ mức độ xuất hiện cần thiết, có thể khiến các Ngân hàng rơi vào thế bị động trên truyền thông, bởi chủ yếu các nguồn tin về Ngân hàng lại đến từ bên ngoài.

Mức độ xuất hiện của CEO các ngân hàng trên truyền thông (đơn vị: %):

Nguồn :CSDL 2.473 bản ghi về các NHTM tại Việt Nam từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014

Với đánh giá như vậy, Vietnam Report đưa ra một số gợi ý để cải thiện “hình ảnh truyền thông” của các CEO.

Thứ nhất, lựa chọn kỹ thông tin và thời điểm công bố trên truyền thông. Để đạt được tỷ lệ về các đối tượng mục tiêu, Ngân hàng phải xuất hiện liên tục tối thiểu với tần suất 1 lần/ tuần, với độ dài thông tin tối thiểu 5 dòng, được coi như ngưỡng nhận biết.

Nếu khối lượng thông tin dưới ngưỡng nhận biết này, tất cả các thông tin về Ngân hàng đó về cơ bản sẽ được coi như không có giá trị.

Trước các sự kiện chính như báo cáo thường niên, số lượng thông tin phải có dấu hiệu gia tăng để tránh nhu cầu cho các nguồn lực bổ sung. Khối lượng phải nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh cũng như các tổ chức khác.

Thêm vào đó, tỉ lệ phần trăm số ý kiến của các nhà phân tích về NH cần được đẩy lên tới mức giới hạn 10% nhằm có được nhiều hơn những góc nhìn khách quan có khả năng tăng cường chất lượng uy tín của NH.

Thứ hai, đa dạng hóa nhóm chủ đề thông tin. Theo Vietnam Report, NH không nên chỉ tập trung vào một vài yếu tố hình ảnh nhất định, đặc biệt là các yếu tố tài chính có thể làm lộ rõ giá trị tổng thể của NH và gây áp lực không đáng có lên công tác truyền thông khi phải cung cấp các thông tin trong ngắn hạn.

Cần chủ động quản lý hình ảnh NH bằng cách thiết lập mục tiêu trong việc đạt tới một tỷ lệ bao phủ nhất định về các hạng mục truyền thông.

Việc quản trị này có thể giúp NH dự đoán “cơn bão danh tiếng” sẽ diễn ra bao lâu và bằng cách nào để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Quản trị hình ảnh truyền thông chiến lược tốt sẽ cung cấp những dữ liệu rõ ràng, có thể đo lường được, về việc cần phải có bao nhiêu báo cáo/ bài báo để tái cân bằng một cuộc tấn công vào hình ảnh thương hiệu, và xác định thời gian để phản ứng lại một cách chính xác và chuyên nghiệp.

Thứ ba, tập trung hơn cho quản trị hình ảnh truyền thông khi xuất hiện thông tin tiêu cực. NH cần tập trung hơn nữa cho quản trị hình ảnh truyền thông chiến lược.

Thứ tư, tăng cường hơn nữa nguồn tin xuất phát từ NH. Theo kinh nghiệm quốc tế, NH cần chủ động trong việc quản trị thông tin truyền thông để chuyển tiếp các thông tin tích cực làm tăng độ phủ của thông tin tích cực.

Các NH phải duy trì tỷ lệ “tiếng nói” của mình ở mức 35% để duy trì quan hệ tốt với truyền thông và có cơ hội đạt được mức 50% – tỷ lệ cần thiết đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *