5 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu tâm lý học

Trong nghiên cứu khoa học ở các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn thường dùng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (điều tra viết) là một phương pháp phổ biến.

Trong nghiên cứu khoa học ở các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn thường dùng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (điều tra viết) là một phương pháp phổ biến. Chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc những nội dung cơ bản cũng như kỹ thuật xây dựng và sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu Tâm lý học.

1. Định nghĩa

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.

2. Cấu trúc của bảng hỏi

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho ai…)

* Mở đầu:

– Ý nghĩa, vai trò của vấn đề nghiên cứu.

– Hướng dẫn trả lời.

* Nội dung: Hệ thống câu hỏi.

* Vài nét về người điều tra.

* Lời cảm ơn!

3. Hệ thống câu hỏi

* Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời phải tự điền ý kiến của mình vào đó.

Ví dụ : Tại sao bạn thi vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân?

* Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời chỉ đọc và đánh dấu vào những ý kiến, mức độ phù hợp với cá nhân (để cách một số dòng).

Ví dụ : Trong những lý do sau đây, lý do nào khiến bạn thi vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân? Trả lời bằng cách đánh dấu (+) vào những ý kiến phù hợp với bản thân:

– Nghề có ý nghĩa xã hội sâu sắc £

– Nghề có truyền thống gia đình £

– Nghề mà bản thân mơ ước từ nhỏ £

– Nghề mà học xong, ra trường có việc làm ngay £

– Nghề được bao cấp trong quá trình học tập, rèn luyện £

* Ưu điểm:

– Câu hỏi mở: Khai thác được hết ý kiến của người trả lời.

– Câu hỏi đóng: Dễ xử lý, dễ khái quát hóa vấn đề.

* Hạn chế:

– Câu hỏi mở: Khó xử lý, khó khái quát hóa vấn đề.

– Câu hỏi đóng: Ép người trả lời theo ý kiến của nhà nghiên cứu, độ khách quan không cao.

* Các loại câu hỏi đóng:

a) Theo mức độ trả lời, gồm có 4 loại sau:

– Câu hỏi đóng có 2 mức độ trả lời: (có hoặc không).

+ Ví dụ: Trước khi phạm tội, anh (chị) có xác định rằng mình có thể bị bắt không?

+ Cách xử lý: Tính phần trăm (%).

– Câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Thường người ta ghép câu hỏi.

+ Ví dụ: Hứng thú của bạn như thế nào với các môn học dưới đây? Trả lời bằng cách đánh dấu (+) vào các mức độ phù hợp với từng môn học theo ý kiến của bạn.

S

TT

Môn học

Mức độ

Thích

Bình thường

Không thích

1

Tâm lý đại cương

x

2

Luật TTHS

x

3

Chiến thuật ĐTHS

x

+ Cách xử lý:

@ Xử lý từng ý một.

@ Cho điểm: Thích cho 3 điểm; bình thường cho 2 điểm; không thích cho 1 điểm.

@ Công thức tính:

(n1 x 3) + (n2 x 2) + (n3 x 1)

n   =

– Câu hỏi đóng 4 mức độ trả lời : (rất thích, thích, bình thường, không thích).

+ Xử lý từng câu một.

+ Cho điểm tương ứng các mức độ: 4; 3; 2; 1 và tính như trên.

– Câu hỏi đóng có 5 mức độ trả lời: (rất thích, thích, bình thường, không thích, chán ghét).

+ Xử lý từng câu một.

+ Cho điểm tương ứng các mức độ: + 2; + 1; 0; – 1; – 2.

+ Tính theo công thức trên, kết quả có thể là âm hoặc dương.

@ Sau dấu âm càng lớn bao nhiêu thì càng ghét bấy nhiêu.

@ Sau dấu dương càng lớn thì càng thích bấy nhiêu.

Loại câu hỏi này, dải tần lựa chọn nhiều hơn, cho phép ta có thể kết luận ngược chiều.

b) Theo nội dung trả lời:

Một câu hỏi có 5 câu trả lời, nhưng trong 5 câu trả lời chỉ có 01 câu đúng, lựa chọn 01 câu đúng. Câu hỏi đóng loại này là câu hỏi chủ yếu để nắm bắt mức độ nắm vững tri thức của người được điều tra. Trong hai loại câu hỏi trên thì thường sử dụng loại câu hỏi đóng theo mức độ.

4. Ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

– Ưu điểm:

+ Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.

+ Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát.

+ Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng.

+ Mang tính chủ động cao.

– Hạn chế:

+ Phương pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con người dưới góc độ nhận thức luận, tức là thông qua câu trả lời để suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.

+ Tốn kém về mặt kinh phí.

5. Một số lưu ý khi xây dựng bảng hỏi và sử dụng .

– Các câu hỏi phải rõ ý, không được mập mờ, không gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, cách hiểu nước đôi.

– Với câu hỏi nhị phân (thang trả lời “có” hoặc “không”) thì nhất thiết không được đặt dưới dạng phủ định.

– Trong các câu hỏi tuyển, các phương án trả lời không được giao nhau.

– Với các câu hỏi có sắp xếp thứ tự ưu tiên, cần chú ý không nên đưa ra nhiều có thể sẽ gây khó khăn và người trả lời dễ có thái độ “qua quít”, trả lời cho xong, kết quả khó đảm bảo chính xác.

– Trong phiếu điều tra có thể sử dụng câu hỏi mở nhằm thu thập tối đa ý kiến riêng của người trả lời, giúp cho việc xử lý kết quả có chiều sâu tâm lý.

– Phải lựa chọn biến đổi nội dung câu hỏi cho phù hợp với khách thể nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu.

– Hình thức phải đẹp, độ dài của phiếu vừa phải, thường khoảng 30 câu.

– Đảm bảo sự cân đối giữa câu hỏi đóng và mở (thường trong một bảng hỏi có khoảng 80% câu hỏi đóng và 20% câu hỏi mở.

– Trong những trường hợp cần thiết, phải giữ bí mật cho người trả lời.

– Nên có hình thức thưởng, phạt vật chất cho người trả lời.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu Tâm lý học. Xin trao đổi cùng bạn đọc./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *